Tổn thương thần kinh trụ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và cảm giác của bàn tay, đặc biệt là ngón út và ngón áp út. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất chức năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tổn thương thần kinh trụ.
Khái niệm tổn thương thần kinh trụ
Tổn thương thần kinh trụ là tình trạng dây thần kinh trụ bị tổn hại hoặc suy giảm chức năng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của bàn tay. Dây thần kinh trụ kéo dài từ vai đến các ngón tay, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển cử động và cảm nhận ở bàn tay. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cảm thấy tê bì, đau nhức, yếu cơ và gặp khó khăn trong việc cầm nắm hoặc cử động các ngón tay.
Dây thần kinh trụ kéo dài từ vai đến các ngón tay
Nguyên nhân và triệu chứng của tổn thương thần kinh trụ
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương thần kinh trụ, bao gồm:
- Chấn thương do tai nạn: Những sự cố như va đập mạnh, té ngã, tai nạn giao thông hoặc chấn thương khi chơi thể thao… tạo ra áp lực lớn lên dây thần kinh trụ, thậm chí có trường hợp dẫn đến đứt dây thần kinh. Khi dây thần kinh trụ bị tổn hại, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau nhức, tê bì hoặc mất cảm giác ở khu vực cẳng tay và bàn tay, làm suy giảm rõ rệt khả năng sử dụng tay trong các hoạt động hàng ngày.
- Viêm hoặc chèn ép thần kinh: Khi dây thần kinh trụ bị viêm hoặc chịu áp lực từ mô mềm xung quanh như cơ, gân hoặc xương, các tín hiệu từ não đến bàn tay bị cản trở, gây ra triệu chứng đau nhức ở cẳng tay và bàn tay. Những người mắc các bệnh lý như viêm khớp, viêm bao gân hoặc hội chứng chèn ép thần kinh thường có nguy cơ cao mắc tổn thương thần kinh trụ.
- Vận động sai tư thế trong thời gian dài: Các hoạt động như chống khuỷu tay lên mặt bàn, uốn cong khuỷu tay hoặc lặp đi lặp lại những động tác làm căng dây thần kinh trụ trong thời gian dài đều gây chèn ép và tổn thương thần kinh. Những người làm việc văn phòng hoặc lao động chân tay cần chú ý giữ tư thế đúng khi làm việc để giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh trụ, bảo vệ sức khỏe bàn tay và khuỷu tay của mình.
Triệu chứng
Các triệu chứng của tổn thương thần kinh trụ thường biểu hiện rõ rệt, giúp người bệnh nhận biết sớm để có phương án điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng này.
- Tê bì, ngứa ran ở ngón út và ngón áp út: Đây là dấu hiệu rõ ràng của tổn thương thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ đóng vai trò truyền cảm giác đến đến hai ngón này, nên khi bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran. Ban đầu, cảm giác này có thể nhẹ, nhưng nếu không điều trị, tình trạng sẽ dần trở nên thường xuyên, gây cảm giác khó chịu, cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.
Tê bì, ngứa ran ở ngón út là dấu hiệu rõ ràng của tổn thương thần kinh trụ
- Yếu lực tay, khó cầm nắm đồ vật: Khi dây thần kinh trụ bị tổn thương, lực của bàn tay sẽ bị suy giảm đáng kể. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hoặc thực hiện các công việc cần sự khéo léo của tay, từ việc cầm bút viết cho đến các hoạt động hàng ngày như nấu ăn, lái xe.
- Đau nhức và khó cử động ở khuỷu tay: Bên cạnh các vấn đề về cảm giác và lực, tổn thương thần kinh trụ còn gây đau nhức ở khu vực khuỷu tay. Cơn đau có thể lan rộng đến cánh tay và trở nên rõ rệt hơn khi thực hiện các động tác co, duỗi khuỷu tay.
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp điều trị tổn thương thần kinh trụ
Tổn thương thần kinh trụ cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng lâu dài.
Điều trị bảo tồn: nghỉ ngơi và nẹp tay
Điều trị bảo tồn là phương pháp đầu tiên được áp dụng cho bệnh nhân bị tổn thương thần kinh trụ. Phương pháp này bao gồm nghỉ ngơi kết hợp đeo nẹp tay, giúp cố định và giảm áp lực lên dây thần kinh trụ, tạo điều kiện cho quá trình tự lành của cơ thể. Việc giữ cho tay ổn định trong một khoảng thời gian giúp giảm đau, giảm các triệu chứng như tê bì, ngứa ran ở các ngón tay.
Phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ
Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, khi các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả, phẫu thuật giải phóng thần kinh trụ sẽ được chỉ định. Phương pháp này nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố gây chèn ép dây thần kinh trụ, giúp cải thiện các triệu chứng đau, tê bì và khôi phục chức năng của bàn tay, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật
Tập phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là bước quan trọng sau quá trình điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật, giúp người bệnh lấy lại sự linh hoạt cũng như sức mạnh ở tay. Các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, như bài tập co duỗi và tăng cường cơ, có tác dụng hỗ trợ vận động, giảm nguy cơ tái phát. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên duy trì tập luyện đều đặn theo chỉ dẫn của chuyên gia.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình phục hồi
Bổ sung các vitamin như B, C, D và khoáng chất thiết yếu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo mô tổn thương. Một thực đơn đầy đủ dưỡng chất không chỉ hỗ trợ việc lành vết thương mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao khả năng phục hồi.
Điều trị tổn thương thần kinh trụ tại BVĐK Hồng Ngọc
- Đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị tổn thương thần kinh trụ.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ Anh, Đức, Mỹ… giúp quá trình điều trị hiệu quả, hồi phục nhanh chóng.
- Đến với BVĐK Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; chủ động hẹn tái khám; lịch trình theo dõi cụ thể mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.
Điều trị tổn thương thần kinh trụ tại BVĐK Hồng Ngọc
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị tổn thương thần kinh trụ tại BVĐK Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline 0889621046 để được hỗ trợ kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: