Tổn thương thần kinh quay có thể gây yếu cơ, mất cảm giác ở cánh tay và bàn tay, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị tổn thương thần kinh quay, giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Khái niệm tổn thương thần kinh quay
Tổn thương thần kinh quay xảy ra khi dây thần kinh quay bị tổn thương hoặc chèn ép. Dây thần kinh này chạy từ vai xuống cánh tay, có nhiệm vụ điều khiển các cơ duỗi ở cánh tay, cổ tay và ngón tay, đồng thời cung cấp cảm giác cho một phần da bàn tay. Yếu cơ, mất khả năng duỗi cổ tay và xuất hiện cảm giác tê hoặc đau dọc theo dây thần kinh là triệu chứng điển hình của tổn thương thần kinh quay.
Dây thần kinh quay có nhiệm vụ điều khiển các cơ duỗi ở cánh tay, cổ tay và ngón tay
Nguyên nhân tổn thương thần kinh quay
Nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương thần kinh quay thường do chấn thương, gãy xương hoặc chèn ép do tư thế không đúng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn cần đặc biệt chú ý. Những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm hoặc gặp vấn đề về chức năng thận thường dễ bị tổn thương dây thần kinh quay. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hoạt động cánh tay liên tục trong công việc, thể thao hoặc gặp chấn thương ở tay cũng cần cảnh giác.
Mọi yếu tố gây chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh quay ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nó đều có thể dẫn đến tổn thương thần kinh quay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chấn thương trực tiếp: Gãy xương cánh tay gây tổn thương ngay tại vị trí dây thần kinh quay.
Gãy xương cánh tay có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh quay
- Chấn thương ở vùng hõm nách có thể gây chèn ép hoặc làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh ở phần trên của dây thần kinh quay, dẫn đến các triệu chứng như yếu, tê, hoặc mất cảm giác ở cánh tay và bàn tay.
- Chèn ép dây thần kinh: Thói quen gác tay khi ngủ hoặc tì đè tay lên ghế khi sử dụng xe lăn cũng có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh quay, gây khó chịu hoặc tê bì.
- Dị vật hoặc mảnh xương: Những vật thể lạ hoặc mảnh xương gãy có thể làm đứt dây thần kinh quay.
- Trật khớp khuỷu: Sự cố này tổn thương đoạn dây thần kinh quay nằm phía trên xương cẳng tay.
- Tổn thương bao hoạt dịch: Các vấn đề liên quan đến bao hoạt dịch ở khớp khuỷu, như viêm nhiễm cấp tính, u nang hoặc giãn rộng túi hoạt dịch… có thể gây tổn thương dây thần kinh quay.
- Ngộ độc chì: Chất độc này có thể gây tổn thương cả hai dây thần kinh quay ở tay trái và tay phải, dẫn đến các triệu chứng như tê bì, yếu cơ và đau nhức. Theo thời gian, độc tố chì không chỉ ảnh hưởng đến dây thần kinh quay mà còn có thể gây hại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến tình trạng liệt thần kinh quay.
Triệu chứng của tổn thương thần kinh quay
Triệu chứng của bệnh lý thần kinh quay chủ yếu liên quan đến các vấn đề về vận động và cảm giác ở tay. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:
- Cảm giác đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh quay.
- Xuất hiện cảm giác dị thường, tê hoặc giảm cảm giác ở nửa bên bàn tay, từ mặt lưng của ngón cái đến nửa ngoài của ngón giữa.
- Khó khăn trong việc gấp - duỗi cánh tay tại khớp khuỷu và duỗi thẳng các ngón tay, bàn tay.
Dây thần kinh quay bất thường khiến tê hoặc ngứa bàn tay
Khi bị liệt dây thần kinh quay, người bệnh sẽ thấy nửa cẳng tay và bàn tay rũ xuống, các ngón tay không thể gập lại hoàn toàn, ngón cái ở tư thế khép lại. Nếu bàn tay được nâng lên và các cơ duỗi được hỗ trợ bởi trọng lực, chức năng của bàn tay có thể tạm thời bình thường. Tuy nhiên, khi bàn tay quay sấp, cổ tay và bàn tay sẽ bị thả xuống, tạo ra hiện tượng gọi là "bàn tay rũ".
Ngoài ra, tình trạng phù nề mu bàn tay, da mỏng hoặc teo cơ ở những khu vực mà dây thần kinh quay điều khiển cũng có thể xuất hiện, biểu hiện cho sự rối loạn dinh dưỡng trong bệnh lý thần kinh quay.
Chẩn đoán và điều trị tổn thương thần kinh quay
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh thần kinh quay, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều thông tin từ triệu chứng lâm sàng đến các yếu tố nguy cơ để xác định nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó kết hợp các phương pháp cận lâm sàng:
- Chụp X-quang cánh tay và bàn tay, giúp phát hiện gãy xương có di lệch, trật khớp khuỷu hoặc dị vật có khả năng chèn ép dây thần kinh quay.
- Đo hoạt động điện cơ ở các vùng được chi phối bởi dây thần kinh quay, cho thấy dấu hiệu giảm dẫn truyền tín hiệu điện.
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, giúp đánh giá mức độ tổn thương qua việc xác định sự giảm tốc độ dẫn truyền trong dây thần kinh quay.
Biện pháp điều trị
Điều trị tổn thương thần kinh quay phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Điều trị không phẫu thuật: Phương pháp này thường áp dụng cho tổn thương nhẹ hoặc do chèn ép tạm thời.
- Nghỉ ngơi và thay đổi thói quen: Hạn chế các hoạt động làm căng dây thần kinh quay, tránh các tư thế chèn ép thần kinh.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu được ưu tiên bởi tính hiệu quả cao, đặc biệt là các bài tập vận động thụ động giúp tăng phạm vi chuyển động của bàn tay. Quá trình điều trị cần kéo dài đến khi các sợi thần kinh mới phát triển, thay thế và dần kết nối lại với các tế bào cơ. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân cùng đội ngũ y tế.
- Cố định bằng nẹp từ 2 đến 4 tuần hoặc đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Sử dụng băng nẹp cố định từ 2 - 4 tuần
- Dùng thuốc: Các loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuốc giãn cơ có thể được chỉ định để giảm triệu chứng.
Điều trị phẫu thuật: Được chỉ định trong trường hợp tổn thương nặng hoặc chèn ép kéo dài.
- Phẫu thuật giải phóng dây thần kinh: Gỡ bỏ các mô chèn ép để dây thần kinh có không gian hồi phục.
- Phẫu thuật tái tạo hoặc nối dây thần kinh: Áp dụng khi dây thần kinh bị đứt, giúp khôi phục tín hiệu từ não đến cơ, cải thiện khả năng vận động.
Có thể bạn quan tâm:
Tổn thương thần kinh quay cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như yếu hoặc liệt cơ cẳng tay và bàn tay, hạn chế khả năng cử động ngón tay và cổ tay, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tình trạng kéo dài có thể gây teo cơ do mất chức năng lâu ngày, rối loạn cảm giác và suy giảm chức năng bàn tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Điều trị tổn thương thần kinh quay tại BVĐK Hồng Ngọc
Điều trị tổn thương thần kinh quay tại BVĐK Hồng Ngọc được thực hiện với phương pháp hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, mang lại hiệu quả cao giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
- Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ trị liệu từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước, tu nghiệp tại Pháp, Nhật…, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị tổn thương thần kinh quay.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại, giúp quá trình điều trị hiệu quả, hồi phục nhanh chóng.
- Phác đồ điều trị tổn thương dây thần kinh quay phù hợp theo từng tình trạng bệnh, bao gồm: dùng thuốc giảm đau chống viêm, vật lý trị liệu, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết để giải phóng áp lực lên dây thần kinh.
- Đến với BVĐK Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; chủ động hẹn tái khám; lịch trình theo dõi cụ thể mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.
Điều trị tổn thương thần kinh quay tại BVĐK Hồng Ngọc
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị tổn thương thần kinh quay tại BVĐK Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline 0889621046 để được hỗ trợ kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Coxuongkhophongngoc