Liệt đám rối thần kinh cánh tay không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có cơ hội phục hồi, lấy lại sự linh hoạt cho cánh tay. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và những giải pháp hiệu quả điều trị liệt đám rối thần kinh tay qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa liệt đám rối thần kinh cánh tay
Liệt đám rối thần kinh cánh tay là hiện tượng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động và cảm giác ở vùng vai, cánh tay, cẳng tay, và bàn tay do tổn thương các sợi thần kinh thuộc đám rối thần kinh cánh tay.
Đám rối thần kinh cánh tay là một hệ thống dây thần kinh quan trọng kéo dài từ tủy sống, qua ống cổ và nách, có nhiệm vụ chi phối cảm giác và vận động cho toàn bộ vùng vai cũng như chi trên. Khi các sợi thần kinh trong hệ thống này bị tổn thương, hoạt động và cảm giác của các cơ trong khu vực chịu chi phối cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Liệt đám rối thần kinh cánh tay gây cản trở lớn đến khả năng vận động
Tình trạng liệt này có thể xảy ra ở toàn bộ đám rối thần kinh hoặc chỉ một vài sợi thần kinh. Dù mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, người bệnh đều cần điều trị tích cực để phục hồi khả năng vận động và cảm giác, giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.
Nguyên nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay
Các nguyên nhân phổ biến gây liệt đám rối thần kinh cánh tay thường liên quan đến chấn thương trong quá trình sinh nở hoặc tai nạn ngoài ý muốn, bao gồm:
- Ở trẻ sơ sinh: Phần lớn các trường hợp liệt đám rối thần kinh cánh tay xảy ra trong quá trình sinh nở xuất hiện những yếu tố rủi ro, như:
- Thai phụ sinh khó.
- Thai nhi quá lớn hoặc có cân nặng vượt chuẩn.
- Trẻ sinh ngôi mông (không thuận lợi).
Phần lớn các trường hợp liệt đám rối thần kinh cánh tay xảy ra trong quá trình sinh nở
Các bé bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay thường gặp các triệu chứng như yếu cơ chi trên, mất cảm giác, co rút mô mềm, thậm chí biến dạng chi nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Ở người trưởng thành: Liệt đám rối thần kinh cánh tay thường do chấn thương, đặc biệt là:
- Tai nạn giao thông, chiếm phần lớn các trường hợp.
- Tai nạn lao động hoặc tai nạn sinh hoạt khác.
Những chấn thương này có thể làm đứt hoặc kéo giãn các sợi thần kinh, dẫn đến suy giảm hoặc mất chức năng vận động và cảm giác.
Triệu chứng và chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay
Triệu chứng thường gặp khi bị liệt đám rối thần kinh cánh tay
Các triệu chứng của liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển âm ỉ tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:
Khởi phát triệu chứng:
- Cấp tính: Thường xuất hiện ngay sau chấn thương, với cơn đau đột ngột ở vai hoặc cánh tay.
- Âm ỉ: Các triệu chứng tiến triển dần dần, bao gồm đau âm ỉ, yếu cơ tăng dần và tê liệt. Tình trạng này thường gặp trong các bệnh lý mãn tính như ung thư tại chỗ, di căn, hoặc sau xạ trị.
Các triệu chứng của liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển âm ỉ
Triệu chứng lâm sàng:
- Yếu cơ và teo cơ: Người bệnh có dấu hiệu yếu hoặc mất khả năng vận động ở các cơ do đám rối thần kinh cánh tay chi phối. Teo cơ thường xuất hiện sau vài tuần.
- Mất cảm giác: Cảm giác giảm hoặc mất trong khu vực dây thần kinh bị tổn thương. Mất cảm giác có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
- Giảm phản xạ gân xương: Thường gặp ở những cơ bị yếu.
- Đau: Cơn đau có thể dữ dội, đặc biệt trong giai đoạn khởi phát cấp tính, gây khó khăn trong việc phân biệt giữa yếu cơ thực sự và hạn chế vận động do đau.
Phương pháp chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay
- Đối với thai phụ: Bác sĩ sẽ quan tâm tới tiền sử sinh nở của thai phụ. Những trường hợp sinh khó, thai nhi ngôi mông hoặc nặng cân thường khiến đám rối thần kinh cánh tay của trẻ sơ sinh dễ bị chấn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, tập trung vào cử động của trẻ ở các tư thế khác nhau, đánh giá các dấu hiệu bất thường như giảm hoặc mất phản xạ (phản xạ Moro, Galant hoặc phản xạ của chi trên), cũng như kiểm tra sức mạnh cơ bắp.
- Đối với người bị chấn thương: Bác sĩ sẽ hỏi về nguyên nhân gây chấn thương, như tai nạn giao thông, ngã hoặc va đập mạnh. Sau đó, bác sĩ kiểm tra khả năng cử động, sức cơ, cảm giác và phản xạ ở cánh tay để tìm dấu hiệu bất thường. Nếu cần, các xét nghiệm như X-quang sẽ được dùng để phát hiện xương gãy, còn MRI hoặc CT giúp kiểm tra chi tiết dây thần kinh và các mô xung quanh. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể cần đến phẫu thuật thăm dò để xác định chính xác mức độ tổn thương và cách điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện chức năng và giảm triệu chứng của liệt đám rối thần kinh cánh tay. Các phương pháp bao gồm:
- Vật lý trị liệu và các bài tập tăng cường cơ bắp: Đây là liệu pháp quan trọng giúp cải thiện sức mạnh cơ, tăng khả năng vận động, giảm nguy cơ teo cơ do bất động. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập phù hợp với mức độ tổn thương.
- Tiêm thuốc chống viêm, giảm đau: Phương pháp này giúp giảm đau nhức và sưng viêm tại khu vực tổn thương, đồng thời cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh. Quá trình tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ vận động: Một số thiết bị như nẹp cố định khớp, vòng đeo hỗ trợ cánh tay, dụng cụ kéo giãn chi trên… giúp duy trì tư thế đúng của cánh tay, giảm áp lực lên vùng tổn thương và hạn chế nguy cơ biến dạng cơ khớp.
Có thể bạn quan tâm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt đám rối thần kinh cánh tay, đặc biệt ở những trường hợp tổn thương nghiêm trọng. Thời điểm lý tưởng để tiến hành phẫu thuật cho trẻ sơ sinh là từ 3 - 4 tháng đầu sau sinh, khi dây thần kinh vẫn còn khả năng phục hồi tốt. Khi xác định được thời điểm phù hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cụ thể dựa trên mức độ tổn thương của dây thần kinh và cơ bắp.
- Phẫu thuật nối hoặc chuyển ghép dây thần kinh: Trong trường hợp dây thần kinh bị đứt rời hoặc tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để nối lại hoặc ghép dây thần kinh mới, đảm bảo tín hiệu truyền dẫn được khôi phục. Đây là bước can thiệp cần thiết để tránh mất hoàn toàn chức năng vận động.
- Điều chỉnh và tái tạo chức năng cơ bắp: Đối với những tổn thương nặng dẫn đến mất chức năng cơ bắp, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phẫu thuật tái tạo nhằm cải thiện khả năng vận động và giảm nguy cơ biến dạng cơ khớp.
Mặc dù đa số bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể tự hồi phục ở mức độ nhất định, tuy nhiên, với các trường hợp dây thần kinh bị đứt hoàn toàn mà không được phẫu thuật kịp thời thì việc phục hồi chức năng tự nhiên là không thể.
Liệt đám rối thần kinh cánh tay là một tình trạng phức tạp nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Đừng chủ quan với các dấu hiệu bất thường ở cánh tay, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có giải pháp phù hợp nhất.
Điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay tại BVĐK Hồng Ngọc
Điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay tại BVĐK Hồng Ngọc được thực hiện với phương pháp hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, mang lại hiệu quả cao giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
Điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay tại BVĐK Hồng Ngọc
- Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ trị liệu từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước, tu nghiệp tại Pháp, Áo, Nhật…, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ Anh, Đức, Mỹ… giúp quá trình điều trị hiệu quả, hồi phục nhanh chóng.
- Áp dụng phương pháp điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay, bao gồm: dùng thuốc giảm đau chống viêm, vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
- Đến với BVĐK Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; chủ động hẹn tái khám; lịch trình theo dõi cụ thể mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị tổn thương thần kinh quay tại BVĐK Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline 0889621046 để được hỗ trợ kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: