Bàn chân chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể và tham gia vận động hàng ngày nên dễ bị quá tải, dẫn đến đau nhức, đặc biệt là ở vùng cổ chân. Hội chứng đường hầm cổ chân thường xảy ra khi các dây chằng, gân bị viêm hoặc sưng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển và sinh hoạt.
Khái niệm hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng đường hầm cổ chân
Dây thần kinh chày sau kéo dài từ ống cổ chân xuống bàn chân, có nhiệm vụ cảm nhận và điều khiển vận động tại cổ chân và bàn chân. Lớp vỏ xơ bảo vệ dây thần kinh này được gọi là võng mạc cơ gấp. Cấu trúc võng mạc cơ gấp cùng với xương mắt cá chân tạo nên một đường hầm, nơi dây thần kinh chày cùng với các sợi gân, động mạch và tĩnh mạch chạy qua. Đây chính là đường hầm cổ chân.
Hội chứng đường hầm cổ chân thường xảy ra khi các dây chằng, gân bị viêm hoặc sưng
Hội chứng đường hầm cổ chân xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép bên trong đường hầm cổ chân. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh, tương tự như hội chứng đường hầm cổ tay. Khi bị chèn ép, dây thần kinh chày trong đường hầm này gây ra đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác ở bàn chân.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng đường hầm cổ chân
Những người thường xuyên hoạt động mạnh hoặc có thói quen vận động sai tư thế là đối tượng dễ mắc hội chứng đường hầm cổ chân. • Chấn thương thể thao: Vận động viên điền kinh và những người thường xuyên chạy nhảy, chơi tennis, đá bóng. • Chấn thương trong lao động: Những người lao động chân tay, công việc đòi hỏi phải đứng lâu, đi nhiều, leo trèo thường xuyên. • Chấn thương trong sinh hoạt: Chấn thương vùng cổ chân dễ xảy ra với những người thường xuyên đi giày cao gót. • Người bệnh lý: Những người bị viêm đa khớp, bệnh mô liên kết, thoái hóa khớp. • Người mắc bệnh lý chuyển hóa: Người bị đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa.
Hội chứng đường hầm cổ chân do nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đường hầm cổ chân. - Các vấn đề về cảm giác và vận động là do dị dạng bàn chân gây áp lực lên dây thần kinh chày. - Hội chứng đường hầm cổ chân cũng có thể do tổn thương xương lành tính gây nên. - Tĩnh mạch xung quanh dây thần kinh chày bị giãn, sẽ chèn ép dây thần kinh, gây đau và khó chịu. - Viêm khớp và viêm gân trong vùng cổ chân là những yếu tố khác góp phần gây ra hội chứng đường hầm cổ chân.
Ngoài ra, sự xuất hiện của các khối bất thường như khối u hoặc u mỡ trong ống cổ chân gây chèn ép dây thần kinh. Cuối cùng, các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân phổ biến, khi tình trạng này ảnh hưởng đến dây thần kinh chày.
Có thể bạn quan tâm:
Triệu chứng nhận biết hội chứng đường hầm cổ chân
Đau vùng gan bàn chân có thể thay đổi tùy theo diện chi phối cảm giác của dây thần kinh gan bàn chân trong hoặc ngoài. Dây thần kinh gan bàn chân trong kiểm soát cảm giác phần trong gan bàn chân và ba ngón rưỡi tính từ ngón cái, trong khi dây thần kinh gan chân ngoài chi phối phần ngoài gan bàn chân, ngón út và nửa ngoài ngón thứ tư. Đau có thể xuất hiện ở một trong hai diện chi phối hoặc cả hai.
Ống cổ chân biểu hiện qua các triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, đau nhói, đau giật hoặc cảm giác dị cảm như kim châm
Cơn đau này thường có nguồn gốc từ thần kinh, biểu hiện qua các triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, đau nhói, đau giật hoặc cảm giác dị cảm như kim châm, kiến bò. Triệu chứng đau thường tăng dần theo thời gian và đau nhiều vào ban đêm, khi đi bộ, đứng lâu hoặc sau hoạt động thể chất.
Trong giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể giảm hoặc mất cảm giác ở lòng bàn chân, thậm chí teo cơ ô mô cái và cơ giun ở gan bàn chân. Khám lâm sàng bằng nghiệm pháp Tinel cổ chân, khi thực hiện bằng cách dùng búa phản xạ gõ vào vị trí ống cổ chân, có thể giúp chẩn đoán. Nghiệm pháp này dương tính khi bệnh nhân cảm thấy đau tê giật lan đến các ngón chân hoặc lòng bàn chân, độ nhạy từ 25% đến 75% và độ đặc hiệu từ 70% đến 90%.
Phương pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ chân
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để phòng ngừa và điều trị hội chứng đường hầm cổ chân hiệu quả thì việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Sử dụng giày chỉnh hình có thể điều chỉnh các bất thường ở bàn chân và giảm áp lực lên đường hầm cổ chân, trong khi đệm gót chân giúp giảm lực kéo lên dây thần kinh bằng cách điều chỉnh gót chân.
Trong các hoạt động thể thao cần đặc biệt chú ý an toàn, bởi các vi chấn thương vùng cổ chân là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Ngoài ra, việc giảm cân và kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết để hạn chế các yếu tố nguy cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe bàn chân và ngăn ngừa hội chứng đường hầm cổ chân. Những thay đổi này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị nội khoa
Chườm đá là biện pháp hiệu quả để giảm viêm khi bị đau vùng cổ chân. Bạn nên chườm đá lên mặt trong của mắt cá chân và bàn chân trong khoảng 20 phút cho nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 40 phút, đồng thời kê cao chân.
Hạn chế cử động là cần thiết đối với các trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi có tổn thương thực thể đến dây thần kinh. Trong những tình huống này, bó bột có thể được áp dụng để giữ cố định, giúp dây thần kinh, khớp và các mô xung quanh có thời gian hồi phục.
Chườm đá là biện pháp hiệu quả để giảm viêm khi bị đau vùng cổ chân
Liệu pháp tiêm cũng là một phương pháp được sử dụng khi cơn đau trở nên quá mức hoặc có nguy cơ gây tàn phế. Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng hội chứng đường hầm cổ chân.
Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ xem xét khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường từ phía sau mắt cá chân kéo dài xuống vòm bàn chân. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để kéo giãn dây chằng và giải phóng áp lực lên dây thần kinh, giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động của bàn chân.
Điều trị hội chứng đường hầm cổ chân tại BVĐK Hồng Ngọc
Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ chân sẽ giúp duy trì sức khỏe cho đôi chân của mình.
BVĐK Hồng Ngọc là cơ sở uy tín điều trị hội chứng đường hầm cổ chân với: - Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ trị liệu từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước, tu nghiệp tại Pháp, Nhật…, có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị. - Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ Anh, Đức, Mỹ… giúp quá trình điều trị hiệu quả, hồi phục nhanh chóng như máy siêu âm xung, hệ thống máy vi sóng, máy giao thoa, bồn thủy trị liệu… - Đến với BVĐK Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; chủ động hẹn tái khám; lịch trình theo dõi cụ thể mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.
Điều trị hội chứng đường hầm cổ chân tại BV Hồng Ngọc
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ theo số Hotline 0889621046 để đặt lịch khám hoặc biết thêm thông tin điều trị chuyên sâu về hội chứng đường hầm cổ chân. Đội ngũ chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc luôn sẵn sàng đồng hành trên con đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đôi chân.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: