5 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn cần biết

5 nguyên nhân gây sỏi bàng quang bạn cần biết

23-06-2022

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý sỏi tiết niệu hay gặp ở nam giới. Chúng được hình thành và phát triển bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây sỏi bàng quang để có phương án phòng ngừa và chữa trị phù hợp.

5 nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Trong số các loại sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang chiếm 1/3 và cũng là loại sỏi có thể đạt đến kích thước cực lớn (đã ghi nhận trường hợp đường kính sỏi lên tới 25cm). Đa số bệnh lý này thường xuất hiện ở các nhóm đối tượng sau:

  • Giới tính: Nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi (khoảng trên 50 tuổi) thường có nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang cao.

  • Người mắc các bệnh lý: Niệu đạo hẹp, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc do phẫu thuật mà gây tắc nghẽn lối thoát nước tiểu ở bàng quang, thoát vị đĩa đệm, biến chứng của bệnh đột quỵ, bệnh tiểu đường,…

Khi mắc bệnh sỏi bàng quang, người bệnh thường có các triệu chứng như: đau bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu lạ hoặc có lẫn máu,... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, thậm chí ung thư bàng quang.

nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Viêm bàng quang là biến chứng phổ biến do sỏi

Sỏi bàng quang là những mảnh cặn chất cứng bị lắng đọng trong bàng quang do nước tiểu không đào thải được hết ra bên ngoài, lâu dần kết tinh lại với nhau tạo thành khối chất rắn gọi là sỏi. Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể do uống thuốc điều trị hoặc hoặc các chất trong chế độ ăn uống (như melamine) gây ra sỏi.

Bên cạnh đó, có 5 nguyên nhân chính thường gặp đó là:

Thói quen ít uống nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của chúng ta. 70% cơ thể là nước. Nước tham gia vào hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hoạt động của hệ tiết niệu. Các cặn chất dư thừa trong nước tiểu sẽ được thận bài tiết sau đó đẩy xuống bàng quang và đưa ra ngoài cơ thể.

Do vậy, nếu ít uống nước đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu cũng ít đi. Trong khi đó các khoáng chất được thận liên tục đào thải và tăng cao hơn, cặn nước tiểu sẽ bị đọng trong thận và bàng quang, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong bàn quang và các cơ quan khác của hệ tiết niệu.

nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Nước đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết

Sa bàng quang

Sa bàng quang là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Sa bàng quang xảy ra khi mô hỗ trợ giữa bàng quang và thành âm đạo bị suy yếu và kéo dãn làm cho bàng quang lồi vào âm đạo. Từ đó, khiến cho dòng nước tiểu bị ngăn chặn, gây rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu khó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ hình thành lên sỏi bàng quang.

Phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến còn có tên gọi khác như u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, phì đại nhiếp tuyến.

Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ kích thước khoảng 10-20 gr, nằm sát dưới cơ bàng quang bao quanh lấy đoạn niệu đạo chỗ nối với cổ bàng quang và chỉ có ở nam giới. Tiền liệt tuyến tiết ra chất dịch hỗ trợ quá trình sinh sản của nam giới, ngoài ra tiền liệt tuyến còn giữ độc tố, vi khuẩn, hóa chất không để đi vào đường tiết niệu.

Phì đại tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt, thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và già. Khi đó, tuyến tiền liệt sẽ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết bãi. Từ đó, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, sỏi thận, sỏi bàng quang…  

Hội chứng bàng quang thần kinh

Bàng quang thần kinh là bệnh lý gây rối loạn hoặc mất chức năng bàng quang do tổn thương ở hệ thống thần kinh. Bệnh nhân bị bàng quang thần kinh sẽ có bàng quang hoạt động kém, không thể co giãn nhịp nhàng để giữ và đào thải nước tiểu. 

Cơ bàng quang khi không còn khả năng phối hợp với sự thả lỏng của cơ thắt niệu đạo và sự co thắt cơ bàng quang hoặc mất khả năng giãn cơ vòng niệu đạo dẫn đến tăng áp lực bàng quang. Tăng áp lực bàng quang đồng nghĩa với tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm đài bể thận, tổn thương thận. Người bệnh có khả năng mắc sỏi bàng quang hoặc sỏi tiết niệu do nước tiểu bị nhiễm khuẩn và ứ đọng quá lâu.

Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang

Sỏi thận hay sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang là hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi hình thành trong thận hoặc niệu quản di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu đi qua niệu đạo xuống bàng quang. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi bàng quang.

Tình trạng này thường khó phát hiện sớm bởi triệu chứng của nó không rõ ràng và thường là những viên sỏi có kích nước nhỏ, có thể tự đào thải ra ngoài nếu uống nhiều nước, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như u bàng quang u xơ tuyến tiền liệt,… 

Ngoài ra, bệnh sỏi bàng quang cũng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng ống thông tiểu, dụng cụ tránh thai,... 

nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Sỏi thận rơi xuống bàng quang gây bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang là một biến chứng thường gặp bởi sỏi có kích thước to di chuyển cọ xát làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khiến niêm mạc bàng quang loét và nhiễm khuẩn, thậm chí là chảy máu.

Sỏi bàng quang nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì không gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm và khó điều trị như viêm thận, bể thận, viêm bàng quang, ung thư thận, ung thư bàng quang. 

Vậy để phòng tránh sỏi bàng quang thì cả mọi người đều cần hiểu về bệnh và xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

Khi điều trị sỏi bàng quang cần tuân thủ nguyên tắc sau:

- Loại bỏ hết sỏi ở trong bàng quang

- Điều trị vào nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang để tránh bệnh tái phát.

Tùy thuộc vào kích thước và số lượng sỏi bàng quang mà sau quá trình thăm khám, chẩn đoán bác sĩ có thể chỉ định các hình thức điều trị khác nhau.

Nếu lượng sỏi ít và kích thước rất nhỏ có thể điều trị bằng thuốc. Trường hợp lượng sỏi nhỏ nhưng nhiều hơn có thể điều trị bằng tán sỏi nội soi. Ngoài ra phẫu thuật được chỉ định khi sỏi kích thước lớn và nhiều.

Tán sỏi nội soi bằng laser

Phương pháp tán sỏi nội soi hiện đang là cách điều trị mang lại nhiều ưu điểm cho bệnh nhân như: ít gây đau, không tạo ra vết mổ mở, thời gian lưu viện chỉ 24h, bệnh nhân phục hồi nhanh và không gây ra các ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận khác.

Với phương pháp này bệnh nhân sẽ được gây tê tủy sống, do đó quá trình thực hiện không hề có cảm giác đau. Dù vậy đầu óc của người bệnh vẫn tỉnh táo, có thể quan sát và nhận biết trong toàn bộ quá trình phẫu thuật.

Phương pháp tán sỏi bàng quang ít xâm lấn Phương pháp tán sỏi bàng quang ít xâm lấn

Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa ngược từ lỗ tiểu lên đén niệu đạo, vào bàng quang để tiếp cận với sỏi. Tiếp đó sử dụng tia laser công nghệ cao để tán vỡ sỏi thành các vụn nhỏ. Phần vụn sỏi sẽ được hút bỏ ra bên ngoài theo đường tiểu.

Đây là phương pháp được đánh giá có tính an toàn cao, ít xâm lấn. Tuy nhiên chỉ thực hiện được với trường hợp sỏi kích thước nhỏ. Với những bệnh nhân có sỏi kích thước lớn bác sĩ có thể phải cân nhắc phương pháp mổ mở.

Người bệnh nên tới thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ sỏi bàng quang để được chẩn đoán sớm và áp dụng phương pháp điều trị ít xâm lấn.

Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang ứng dụng điều trí sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi nội soi mang lại hiệu quả cao.

Với trang thiết bị hiện đại bậc nhất, cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Để được tư vấn về phương pháp điều trị tán sỏi bàng quang, vui lòng đăng ký tại đây:

Phẫu thuật với sỏi bàng quang kích thước lớn

Trường hợp sỏi bàng quang có kích thước lớn, hoặc gặp các bệnh lý khác như u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo... có thể cần phải phẫu thuật mổ mở.

Phương pháp này cho hiệu quả cao, loại bỏ sạch sỏi tuy nhiên người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi do có vết mổ dài và để lại sẹo.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa sỏi bàng quang

Dưới đây là 5 cách giúp phòng ngừa sỏi bàng quang: 

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp đào thải các chất độc, cặn chất có trong bàng quang, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi. Mỗi ngày nên nạp đủ vào cơ thể khoảng 2 lít nước, tương đương với 8 cốc tiêu chuẩn. Có thể uống đan xen với một số loại nước khác như nước chanh, nước cam. Chất citrate trong các loại đồ uống này cũng sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo

Hàng ngày, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào vào khẩu phần ăn của mình như các loại củ, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu… Nam giới bổ sung khoảng 30 – 38g/ngày và nữ giới là 21 – 25g/ngày.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế các món ăn chiên xào rán, không dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn hộp,... vì những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể hơn là có lợi.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Vì các hóa chất này tích tụ trong cơ thể rất dễ tạo thành sỏi.

Tăng cường vận động

Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách để phòng tránh các loại bệnh, trong đó có bệnh sỏi bàng quang.

Vận động nhiều giúp cơ thể đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể, thải độc tố, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Hàng năm, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần để kịp thời phát hiện và phòng tránh các loại bệnh không đáng có.

nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay