đi ngoài có mùi tanh, mùi chua cảnh báo bệnh gì? điều trị như thế nào?

đi ngoài có mùi tanh, mùi chua cảnh báo bệnh gì? điều trị như thế nào?

03-01-2022

Đi ngoài có mùi tanh là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và mẹo khắc phục tình trạng đi ngoài có mùi tanh, mùi chua, chất nhầy tại nhà.

Nguyên nhân đi ngoài có mùi tanh, mùi chua 

Nguyên nhân đi ngoài ở người lớn 

Đi ngoài kéo dài có mùi tanh, chua, nhầy cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần chú ý các dấu hiệu lâm sàng để xác định xem đó là loại bệnh gì để có phương pháp khắc phục kịp thời. Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ở người lớn:

  • Rối loạn tiêu hóa/ngộ độc thực phẩm 

Rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài có mùi tanh. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc  sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Vì các vi khuẩn có trong thực phẩm bẩn sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn và tấn công hệ tiêu hóa gây tổn thương đến niêm mạc ruột. Tình trạng này dẫn đến bạn đi ngoài kéo dài, có mùi tanh, chua, nhầy, mệt mỏi,...

đi ngoài có mùi tanh Rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài có mùi tanh
  • Ngộ độc rượu  

Ngộ độc rượu xảy ra khi bệnh nhân sử dụng quá nhiều rượu hoặc mua phải rượu kém chất lượng. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như: đi ngoài liên tục có mùi tanh, chua, nhầy, mất nước, cơ thể mệt mỏi,...Đặc biệt, bệnh nhân có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

  • Sử dụng thuốc tây dài ngày 

Sử dụng thuốc tây kéo dài không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài có mùi tanh, phân có mùi chua. Do một số loại thuốc gây mất cân bằng lợi khuẩn hoặc vi sinh trong hệ tiêu hóa.

đi ngoài có mùi tanh Sử dụng thuốc tây kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra đi ngoài có mùi tanh
  • Mắc các bệnh lý tiêu hóa 

Ở người lớn nếu có triệu chứng đi ngoài có mùi tanh, mùi chua có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau đây: 

- Hội chứng ruột kích thích 

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ có các biểu hiện như đi ngoài có mùi tanh, đầy hơi, mệt mỏi,...Các biểu hiện này sẽ không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh nhân cần quan sát tình trạng đi ngoài của mình để có cách xử lý kịp thời.

- Hội chứng ruột ngắn 

Hội chứng ruột ngắn (SBS) thường xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu một phần ruột non hoặc ruột già. Bệnh nhân mắc hội chứng này sẽ không thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như: tiêu chảy, đi ngoài có mùi chua, tanh, có chất nhầy,....

đi ngoài có mùi tanh Bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có biểu hiện: đi ngoài có mùi chua, tanh,...

- Viêm loét đại tràng 

Viêm loét đại tràng là một bệnh thường gây ra các vết loét, vết thương ở vùng ruột già, trực tràng. Đồng thời có các biểu hiện như: đi ngoài có mùi hôi, đi ngoài có mùi tanh và có nhầy,...làm cho người bệnh cảm giác rất khó chịu.

- Viêm tụy mãn tính 

Đi ngoài có mùi chua, tanh cũng là biểu hiện của bệnh viêm tụy mãn tính. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm tuyến tụy và nặng dần. Đây là một loại bệnh làm cho hệ tiêu hóa lâu bình phục. Người bệnh sẽ có những biểu hiện sau: mệt mỏi, chán ăn, phân có mùi tanh, hôi,...Để lâu dần hoặc không điều trị tích cực, người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng.

- Bệnh Crohn  

Bệnh Crohn là trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài lỏng có mùi tanh. Đây là một dạng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên hệ tiêu hóa. Khi mắc bệnh Crohn, bệnh nhân sẽ kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi,...

đi ngoài có mùi tanh Đi ngoài lỏng có mùi tanh là dấu hiệu của bệnh Crohn

Nguyên nhân đi ngoài ở trẻ em 

Trẻ em cũng hay gặp phải tình trạng đi ngoài có mùi tanh. Hiện tượng này xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mọc răng sữa 

Trong quá trình mọc răng sữa, trẻ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như: đi ngoài có mùi tanh, nước dãi chảy nhiều, sốt,...Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường. Nưới sưng và đỏ. Đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý các biểu hiện của bé để can thiệp kịp thời. 

  • Sốt virus 

Sốt virus khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, sốt cao, mệt mỏi, li bì, chán ăn. Đồng thời ở nhiều bé còn có triệu chứng đi ngoài có mùi tanh, bị mất nước,... Đây là một tình trạng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, khi bé bị sốt cao và đi ngoài, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám kịp thời. Bởi sốt virus có thể gây nguy hiểm tới tính mạng bé, nhất là trẻ sơ sinh.

  • Rối loạn tiêu hóa/ngộ độc thực phẩm

Trẻ đi ngoài có mùi tanh, mùi chua có thể do rối loạn tiêu hóa/ ngộ độc thực phẩm. Đây là tình trạng mà các ông bố bà mẹ cần chú ý. Do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, các vi khuẩn có hại thông qua đồ ăn, thức uống không đảm bảo xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến hệ tiêu hóa bị tổn thương.

Khi bị ngộ độc thực phẩm làm cho trẻ đi ngoài, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị.

Dấu hiệu kèm theo đi ngoài nên đi khám bệnh viện? 

Khi bạn bị đi ngoài kéo dài không dứt kèm theo các triệu chứng dưới đây nên đi bệnh viện càng sớm càng tốt: 

  • Đau bụng 

  • Sốt cao        

  • Đau vùng thượng vị

     
  • Mệt mỏi

  • Mất nước

  • Đi ngoài không kiểm soát

  • Nôn             

  • Bụng trướng

  • Mắt lõm   

  • Mất nước, suy nhược 

Nếu người lớn hoặc trẻ nhỏ gặp phải các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện sớm để khám và điều trị tích cực.

đi ngoài có mùi tanh Đi ngoài có mùi tanh kèm các triệu chứng: đau vùng thượng vị, nôn, mắt lõm,...nên đi bệnh viện sớm hơn

Điều trị đi ngoài có mùi tanh, mùi chua

Áp dụng mẹo dân gian 

Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để cải thiện tình trạng đi ngoài có mùi tanh:

  • Dùng lá ổi: Lá ổi giúp niêm mạc dạ dày săn lại, giảm tiết dịch, kháng khuẩn. Bạn có thể nấu nước đọt lá ổi non khoảng 8 đọt để uống trong ngày. Uống trong thời gian 3-5 ngày.

  • Ăn quả sung: Trong sung có chứa nhiều chất như: saccarose, glucose, các acid shikimic acid,… giúp cải thiện tình trạng đi ngoài có mùi tanh.

  • Ăn lá mơ: Lá mơ có chứa protein, carotene, vitamin C, tinh dầu,… tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm đi ngoài.

  • Uống nước gạo rang cà rốt giúp tăng cường chất xơ, giải độc,...Có tác dụng bù nước, hạn chế tình trạng tiêu chảy nhanh hơn.

Điều trị bằng thuốc

Khi bị đi ngoài có mùi tanh, mùi chua, chất nhầy, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc: 

  • Bù điện giải để tránh mất nước bằng cách uống Oresol pha đúng tỷ lệ.

  • Bổ sung thêm men tiêu hóa.

  • Uống thuốc đúng giờ và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Bị đi ngoài có mùi tanh nên ăn gì, kiêng gì? 

Người lớn và trẻ em bị đi ngoài nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Nên ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

  • Ăn đa dạng rau củ tươi như: cà rốt, khoai lang,...

  • Ăn thêm các loại trái cây: táo, lê, chuối,...

  • Ăn các loại cháo giúp dễ tiêu hóa như cháo hạt sen, cháo thịt gà.

  • Ăn cơm và bổ sung các loại tinh bột. 

Người lớn và trẻ em bị đi ngoài nên tránh các loại thực phẩm sau:

  • Không ăn đồ cay, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Tốt nhất nên dùng món hấp luộc.

  • Không ăn các món nộm gỏi, tái sống không đảm bảo vệ sinh.

  • Không ăn các món tanh: cá nội, hải sản tanh.

  • Không uống nước ngọt có gas, bia rượu, cafe khi bị đi ngoài.

  • Không ăn đồ ăn nhanh: pizza,...

  • Không ăn nhiều đồ cay nóng. Nhất là trẻ em không nên dùng.

  • Đối với trẻ em thì không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa tươi trong ngày.

  • Không ăn bánh kẹo, đồ ngọt quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa.

Thay đổi thói quen khoa học 

Để hạn chế tình trạng đi ngoài, bạn cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học. Nên ăn các thức ăn chín và đảm bảo vệ sinh an toàn. Cần chú ý rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Trong quá trình ăn cần ăn chậm, nhai kỹ. Tránh tình trạng ăn quá no hoặc vận động mạnh sau khi ăn. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ. Những thói quen này sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám tiêu hóa uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để khám và điều trị tình trạng đi ngoài có mùi tanh, có mùi chua và chất nhầy thì Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Hồng Ngọc là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn. 

Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao như như TS. BS Đặng Thị Kim Oanh - chuyên gia tiêu hóa hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, các bác sĩ khác của khoa từng được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, khách hàng có thể yên tâm về tay nghề của đội ngũ bác sĩ đang công tác tại trung tâm.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa được chính xác nhất. Có thể kể đến dàn máy nội soi CV-190 tiên tiến nhất thế giới tích hợp công nghệ nội soi NBI hiện đại, giúp nội soi chi tiết và sắc nét các dấu hiệu tổn thương của ống tiêu hóa dù là nhỏ nhất.

Ngoài ra, quy trình nội soi khép kín, khoa học và an toàn cùng sự phục vụ chu đáo của đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất hiện đại cũng là những điểm cộng của Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc.

Vì thế, nếu bạn đang gặp phải tình trạng đi ngoài có mùi tanh, mùi chua, chất nhầy hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác, có thể tới Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc để được thăm khám kịp thời.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay