đi ngoài khi bị hành kinh do nguyên nhân nào? 6 cách xử trí bạn nên biết

đi ngoài khi bị hành kinh do nguyên nhân nào? 6 cách xử trí bạn nên biết

31-12-2021

Đi ngoài khi bị hành kinh là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở một số phụ nữ. Hiện tượng này khiến cơ thể nhiều chị em khó chịu, mệt mỏi. 

Nguyên nhân phụ nữ đi ngoài khi bị hành kinh

Nguyên nhân phụ nữ thường hay đau bụng đi ngoài khi bị hành kinh là do sự thay đổi về lượng hormone Prostaglandin trong cơ thể người phụ nữ. Hormone này làm các lớp niêm mạc tử cung bong tróc và được đưa ra ngoài cơ thể nhờ những cơn đau co thắt tử cung.

Bên cạnh đó, hormone Prostaglandin còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ khi hành kinh dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy muốn đi ngoài nhiều hơn do những cơn đau co thắt diễn ra liên tục. 

Trong những ngày này, chị em phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ở dạng lỏng. Do hormone Prostaglandin tác động đến nhu động ruột khiến nó co bóp mạnh hơn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước có trong thức ăn của cơ thể.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng đi ngoài khi bị hành kinh như:

Chế độ ăn uống không hợp lý khi hành kinh 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân làm cho nhiều phụ nữ đi ngoài khi bị hành kinh. Cụ thể như việc thường xuyên uống nước đá, đồ uống có ga khi đến tháng làm cho chị em có thể bị đau bụng, đi ngoài, buồn nôn,... Ngoài ra, ăn các thực phẩm bẩn như đồ ăn bán ngoài đường, đồ ăn chưa qua chế biến,...là tác nhân gây nên triệu chứng buồn nôn đi ngoài mà nhiều chị em mắc phải.

Do đó, bạn nên hạn chế uống đồ lạnh và dùng đồ ăn có tính hàn. Đồng thời không ăn các đồ ăn sống, tái hoặc lên men như nộm, gỏi,...Đối với rượu bia, cafe bạn cũng nên tránh để phòng ngừa hiện tượng đau bụng kinh kèm đi ngoài, buồn nôn.

Cơ thể người hành kinh bị lạnh 

Vào những ngày hành kinh, lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến cơ thể nhiều chị em bị lạnh, đau bụng và gặp phải tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh. Do đó vào những ngày này, chị em cần giữ ấm cơ thể, sử dụng túi chườm để chườm bụng nhằm giảm tình trạng đi ngoài bụng sôi. 

Đặc biệt nếu vào mùa đông, bạn nên mặc ấm và đi tất chân đầy đủ, tránh để chân trần làm cơ thể nhiễm lạnh.

đi ngoài khi bị hành kinh Giữ ấm cơ thể hoặc sử dụng túi chườm giúp phòng tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh

Thói quen sinh hoạt không hợp lý 

Một số thói quen sau đây có thể là tác nhân làm cho bạn đi ngoài khi bị hành kinh và tiêu chảy:

  • Không giữ ấm cơ thể.

  • Thức khuya, làm việc quá sức.

  • Ăn thức ăn không đảm bảo.

  • Nằm ngay sau khi ăn.

  • Quan hệ khi bị hành kinh.

Nếu bạn đang có những thói quen không tốt này, hãy thay đổi để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Căng thẳng, stress

Căng thẳng, áp lực, stress là một trong các nguyên nhân khiến chị em bị đi ngoài kèm đau đầu khi đến tháng. Do vậy là phụ nữ, bạn nên duy trì cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc khoa học, tránh ôm quá nhiều việc dẫn tới stress quá mức.

Cách xử trí tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh

Khi nào nên đi khám 

Đi ngoài khi bị hành kinh là một hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường khác kèm theo, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bởi có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một loại bệnh lý nào đó. 

Một số dấu hiệu kèm theo đi ngoài là:

  • Đi ngoài buồn nôn, bụng sôi.

  • Đi ngoài không thuyên giảm.

  • Phần bụng dưới xuất hiện những cơn thắt âm ỉ hoặc đau đột ngột.

  • Cơ thể kiệt sức, rũ rượi, mắt hốc.

  • Phần lưng, chân, đùi đau mỏi.

  • Đi ngoài ra máu

    , nhầy,...
đi ngoài ngày mấy lần là bình thường Đi ngoài khi bị hành kinh kèm buồn nôn, đau âm ỉ, kiệt sức nên đi khám sớm

Sử dụng thuốc giảm đau 

Nếu tình trạng đi ngoài khi bị hành kinhcủa bạn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng túi chườm ấm 

Do khi hành kinh, phần bụng dưới của phụ nữ thường xuất hiện các cơn đau làm cho chị em khó chịu, mệt mỏi. Vậy nên, việc sử dụng túi chườm ấm sẽ giúp các cơ trơn ở tử cung giãn ra, là liệu pháp xoa dịu cơn đau và làm bụng dễ chịu hơn khi bị đi ngoài.

Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới 

Bạn nên massage phần bụng dưới bằng rượu gừng trong những ngày hành kinh sẽ giúp bạn giảm tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh và đau thắt bụng. Việc massage nhẹ nhàng không chỉ giúp bụng ấm hơn mà còn làm cho máu lưu thông tốt hơn.

đi ngoài khi bị hành kinh Massage bụng dưới bằng rượu gừng giúp giảm tình trạng đau thắt bụng và đi ngoài

Ăn uống khoa học 

Để giảm tình trạng đi ngoài buồn nôn trong khi hành kinh, bạn nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống khoa học như: 

  • Không nên ăn các đồ ăn cay và đồ ăn có tính hàn.

  • Không nên sử dụng rượu bia, cà phê, các loại nước có ga, nước đá lạnh.

  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn tái, sống như nem, gỏi,...

  • Nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều chất xơ. 

  • Ăn nhiều trái cây.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Hạn chế đồ ăn đông lạnh, đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh.

  • Ưu tiên ăn các món hấp luộc thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ.

  • Bổ sung nước và uống các loại nước ép trái cây.

  • Uống các loại trà như: trà gừng mật ong, trà hoa cúc, trà quế...

đi ngoài khi bị hành kinh Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền tốt cho sức khỏe chị em khi hành kinh

Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Việc xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh trong những ngày hành kinh giúp giảm tình trạng buồn nôn đi ngoài. Bạn nên để cơ thể mình được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách:

  • Bạn cần ngủ đủ giấc và không nên thức khuya.

  • Không làm việc quá sức. Tránh căng thẳng quá mức làm cho cơ thể suy nhược.

  • Bổ sung đủ nước.

  • Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền,....

Hy vọng rằng, với các kiến thức đã cung cấp trong bài viết, bạn có thêm thông tin hữu ích về tình trạng đi ngoài khi bị hành kinh. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay