Bệnh hemangioma gan là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh hemangioma gan là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

23-05-2020

Nhiều người nhẫm lẫn hemangioma gan với ung thư gan do đều thấy xuất hiện khối u, sự nhầm lẫn này gây nên tâm lý lo sợ. Vậy bệnh hemangioma có thực sự nguy hiểm đến thế?

Hemangioma gan là gì?

Hemangioma gan hoặc u máu trong gan là một khối u lành tính xuất hiện ở gan do việc mạng lưới các mạch máu trong hoặc trên bề mặt gan bị rối. Tùy từng người, kích cỡ hemangioma gan sẽ khác nhau, có người khi phát hiện hemangioma gan chỉ có kích thước nhỏ từ 2 – 4cm nhưng có nhiều trường hợp con số này lớn hơn.

Nguy cơ mắc hemangioma gan

  • Tuổi :

    Ở mọi lứa tuổi đều có thể được chẩn đoán mắc hemangioma gan, tuy nhiên những người trong độ tuổi từ 30-50 sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Giới tính:

    Nữ giới có nhiều khả năng được chẩn đoán hemangioma gan cao hơn nam giới.
  • Phụ nữ mang thai:

    Hormone estrogen có thể là nguyên nhân hình thành hemangioman gan, ở phụ nữ mang thai nồng độ estrogen tăng lên cũng làm tăng nguy cơ bị hemangioma gan cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ mang thai.
  • Liệu pháp thay thế hormone:

    Để điều trị triệu chứng mãn kinh, nhiều phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone, tuy nhiên phương pháp này có thể có nhiều khả năng dẫn đến hemangioma gan.

Triệu chứng của hemangioma gan

Triệu chứng của hemangioma gan không rõ rệt, không ảnh hưởng nhiều tới cơ thể khi kích thước của khối u còn nhỏ.

Nhưng nếu kích thước của hemangioma gan đã quá to sẽ chèn ép khiến người bệnh bị đau bụng, hemangioma gan ở bên nào sẽ gây đau bên đó.

Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi.

bệnh hemangioma gan Hemangioma gan

Hemangioma gan có nguy hiểm không?

Hemangioma gan là một khối u lành tính nên không gây nguy hiểm, tuy nhiên đối với phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai khi bị hemangioma gan sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

U máu lan rộng

Phụ nữ có thai đã được chẩn đoán mắc bệnh hemangioma gan sẽ gặp phải biến chứng u máu lan rộng, tức là kích thước u máu phát triển lớn hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen tăng lên trong thai kỳ đã thúc đẩy sự phát triển của u máu.

Tổn thương gan

Tổn thương gan là điều không thể tránh khỏi khi gặp phải bất kì bệnh về gan nào, hemangioma gan cũng không phải ngoại lệ.

Đau bụng

Hemangioma gan khi phát triển sẽ gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng, đầy hơi bụng hoặc buồn nô và cần phải được điều trị.

Chẩn đoán hemangioma gan bằng cách nào?

Để phát hiện bệnh hemangioma gan, người bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện xét nghiệm hình ảnh vì bệnh hemangioma gan không biểu hiện các triệu chứng ra ngoài nên rất khó để chẩn đoán được ngay.

Chẩn đoán hình ảnh của hemangioma gan có thể thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Siêu âm:

    Khi siêu âm sẽ thấy được sự hình thành các echogenic đơn lẻ, tín hiệu âm thanh đi qua máu trong xoang hang sẽ có sự khuếch đại.

  • Bức xạ X-quang khảo sát:

    Chụp X-quang bác sĩ giúp bác sĩ nhìn thấy viên nang đóng băng nếu người bệnh bị u máu trong gan.

  • Chụp cộng hưởng từ:

    Hình ảnh khối u thu được bằng chụp cộng hưởng từ giống như một vùng cường độ tín hiệu cao. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng chỉ chính xác khi chẩn đoán u mạch máu với kích thước nhỏ.

  • Chụp CT:

    Ở phương pháp chụp CT với sự tương phản cho thấy có một khối u dạng vũng nước.

Chẩn đoán hemangioma gan bằng chụp CT Chẩn đoán hemangioma gan bằng chụp CT
  • Chụp động mạch:

    Khi chụp CT không có kết quả, chụp động mạch sẽ được áp dụng. Hình ảnh cho thấy các không gian hang động của hemangioma gan sẽ chứa đầy chất tương phản hình tròn hoặc hình bán nguyệt, ở u mạch máu chất tương phản có thể bị trì hoãn tới 18 ngày.

  • Sinh thiết gan:

    Tiến hành sinh thiết gan bằng một kim mỏng là phương pháp khá an toàn nhưng do hiện nay có các phương pháp trực quan cho kết quả chính xác nên người ta không còn áp dụng nhiều.

Cách điều trị hemangioma

Trường hợp hemangioma có kích thước nhỏ: sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh sẽ không cần điều trị ngay, chỉ cần khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của hemangioma gan. 

Phương pháp điều trị hemangioma gan sẽ phụ thuộc vào vị trí và kích thước của hemangioma.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u gan: Trường hợp hemangioma có thể dễ dàng tách ra khỏi gan, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ.

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, bao gồm cả u mạch máu: Khi hemangioma có kích thước lớn và lan rộng, bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải loại bỏ một phần gan cùng với hemangioma.

  • Ngăn chặn lưu lượng máu đến hemangioma: Hemangioma có thể ngừng phát triển hoặc co lại nếu không được cung cấp máu. Có 2 cách để ngăn chặn lưu lượng máu là buộc động mạch chính (thắt động mạch gan) hoặc tiêm thuốc vào động mạch để chặn nó (thuyên tắc động mạch). Ngăn chặn lưu lượng máu đến hemangioma sẽ không ảnh hưởng đến mô gan vì mô gan có thể lấy máu từ các mạch khác gần đó.

  • Phẫu thuật ghép gan: Trong trường không thể điều trị bệnh bằng các biện pháp khác, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ gan của người bệnh và thay thế bằng gan từ người hiến.

Chế độ ăn cho người bị hemangioma gan

Các loại thực phẩm nên ăn

  • Bổ sung thêm các loại thực thực phẩm giàu chất đạm: cá hồi, tôm, cua, thịt đỏ, trứng…để tăng cường khả năng phục hồi và khỏi bệnh nhanh chóng.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin sẽ có tác dụng tốt cho lá gan

  • Dùng các loại thảo dược tốt như trà xanh, trà hoa atiso sẽ có tác dụng thải độc.  chống oxy hóa cao, tăng cường hoạt động chức năng của gan và bên cạnh đó còn giúp gan lọc bỏ các chất độc thải ra ngoài cực kì tốt.

Các loại thực phẩm không nên ăn

  • Hạn chế các món ăn chiên, rán nhiều dầu, mỡ sẽ tạo thành độc tố gây hại cho gan. - Không ăn quá mặn sẽ khiến gan chịu nhiều áp lực. Món ăn mặn không tốt cho các bệnh nhân bị hemangioma gan

  • Hạn chế ăn nội tạng động vật: loại thực phẩm này có nhiều cholesterol rất không tốt cho gan.

  • Không ăn các sản phẩm, đồ ăn nhanh hoặc đóng hộp vì có chứa nhiều chất bảo quản./.

Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay