Viêm amidan quá phát là hiện tượng amidan bị viêm tái đi tái lại nhiều lần trong một thời gian dài, khiến amidan sưng to, làm hẹp khoang họng. Đối với trẻ em, amidan quá to có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ.
Hiểu đúng về viêm amidan quá phát
Có 3 thể viêm amidan là viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính và viêm amidan quá phát. Thể viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách, tái đi tái lại trong một thời gian dài sẽ chuyển sang thể viêm amidan quá phát.
Viêm amidan quá phát có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn so với các độ tuổi khác. Tình trạng sưng viêm amidan có thể xảy ra một hoặc cả hai bên, được gọi là viêm amidan quá phát một bên hoặc hai bên.
Vì các đặc trưng khác nhau nên viêm amidan quá phát được chia thành 4 cấp độ:
- Viêm amidan quá phát độ 1: Ở cấp độ 1, amidan có hình thái to tròn, cuống gọn, chiều ngang nhỏ, chỉ chiếm khoảng ¼ so với khoảng cách chân trụ trước amidan;
- Viêm amidan quá phát độ 2: Amidan ở cấp độ này có hình thái giống ở cấp độ 1 nhưng chiều ngang có sự thay đổi. Chiều ngang nhỏ hơn ⅓ so với khoảng cách chân trụ trước amidan;
- Viêm amidan quá phát độ 3: Tình trạng viêm amidan quá phát ở cấp độ này được nhận định là ở mức độ nặng. Bệnh sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Quan sát amidan sẽ nhận thấy chiều ngang nhỏ hơn ½ khoảng cách chân trụ trước;
- Viêm amidan quá phát độ 4: Cấp độ này được gọi với tên gọi khác là thể xơ chìm. Bề mặt amidan sưng đỏ, thành các hốc khe gồ lên, trụ sau amidan dày hơn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm amidan quá phát chủ yếu đến từ yếu tố virus, tiếp đến là tác nhân vi khuẩn tấn công vùng hầu họng. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như:
- Sức đề kháng của cơ thể yếu, dễ bị vi sinh vật gây bệnh ngoài môi trường tấn công;
- Vùng hầu họng nhiễm lạnh do mặc không đủ ấm, ăn uống đồ lạnh;
- Vệ sinh khoang miệng không đúng cách, làm thức ăn còn đọng lại trong các hốc khe amidan;
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
Triệu chứng của viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát có những triệu chứng tương đồng như những đợt viêm amidan cấp tính gồm sốt nhẹ, không rét run hay ớn lạnh. Ngoài ra, amidan quá phát còn có các dấu hiệu khác như:
- Khó khăn khi nuốt, cảm giác bị vướng ở cổ họng;
- Cơ thể gầy yếu, da xanh xao;
- Thường sốt nhẹ vào buổi chiều;
- Ho kéo dài, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy;
- Giọng nói thay đổi, khàn và bị rát;
- Hơi thở có mùi khó chịu.
Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không?
Bệnh nhân viêm amidan quá phát dễ gặp các nguy cơ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, mất giọng. Đối với trẻ em, viêm amidan quá phát kéo dài làm trẻ biếng ăn, làm chậm quá trình phát triển thể chất, gây biến dạng khuôn mặt.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị viêm amidan quá phát
Nhiều người bệnh có cùng thắc mắc rằng
amidan quá phát có nên cắt hay không?
Để có câu trả lời chính xác nhất, người bệnh nên trực tiếp đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Bởi không phải cứ viêm amidan là phải cắt, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lợi ích của amidan đối với cơ thể của mỗi người:
- Trẻ dưới 5 tuổi: Căn nhắc kỹ lợi ích của việc cắt amidan vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch;
- Người lớn trên 45 tuổi amidan bị xơ dính, có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường: Hạn chế chỉ định cắt amidan vì dễ xảy ra chảy máu.
Phương pháp điều trị cắt amidan chỉ được chỉ định cắt khi amidan của người bệnh bị viêm tái đi tái lại nhiều lần, amidan hoàn toàn không còn đem lại lợi ích bảo vệ nào cho cơ thể:
- Viêm amidan cấp tính nhiều hơn 6 lần/ năm;
- Biến chứng lên tai gây viêm tai giữa, viêm xoang, biến chứng nặng hơn là thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận;
- Làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Ngủ ngáy quá to, thường xuyên bị hôi miệng, ăn uống không ngon miệng vì nuốt vướng, nuốt đau.
- Nghi ngờ khối viêm ác tính.
Lưu ý quan trọng: Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Tai Mũi Họng. Người bệnh được hướng dẫn làm các xét nghiệm xem xét chức năng gan, thận, sàng lọc rối loạn đông máu để hạn chế tối đa xảy ra biến tai biến trong quá trình trong và sau phẫu thuật. Bởi cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do: Gây mê hoặc cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm vào mạch máu, gây chảy máu không cầm được).
Chăm sóc sau cắt amidan:
- Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng;
- Sau phẫu thuật từ 7 - 10 ngày xuất hiện chảy máu, người bệnh cần đến thăm khám lại với bác sĩ ngay.
Phương pháp phòng tránh viêm amidan quá phát
- Thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý ấm;
- Giữ ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài;
- Tránh ăn hoặc uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh;
- Nhà cửa, môi trường xung quanh luôn được sạch sẽ;
- Tập thể dục, bổ sung vitamin, ăn nhiều rau xanh để nâng cao sức đề kháng.
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm amidan uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan viêm, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Hiện tại, bệnh viện đang áp dụng phương pháp cắt amidan và nạo VA bằng công nghệ dao plasma thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội:
- An toàn, có thể áp dụng cho bệnh nhân từ 14 tháng tuổi;
- Vừa cắt vừa cầm máu, hạn chế tối đa chảy máu, biến chứng;
- Dao cắt sử dụng nhiệt độ thấp (70 - 140 độ C), hạn chế tổn thương;
- Thời gian phẫu thuật chỉ 30 phút, tỉ lệ thành công cao;
- Phục hồi nhanh chóng 2 - 3 giờ sau phẫu thuật;
- Lưu viện chỉ 1 ngày.
Thông tiên liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Hotline: 0912 002 131
Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866
Email: SMK@hongngochospital.vn
Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.