Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và gia đình của họ luôn quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và chuyên sâu về khả năng điều trị ung thư tuyến tiền liệt, cũng như những phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay.
Tổng quan về ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm dưới bàng quang và trước trực tràng ở nam giới. Tuyến này có chức năng sản xuất chất lỏng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng trong quá trình xuất tinh. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo tuổi, thường giống như một quả óc chó ở người trưởng thành. Ung thư tuyến tiền liệt là sự phát triển bất thường và không kiểm soát của các tế bào trong tuyến tiền liệt.
Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi trên 50. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm và có thể không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng một số trường hợp có thể tiến triển nhanh và lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể, như xương và hạch bạch huyết.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi trên 50
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Câu hỏi "ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không" là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân. Để điều trị ung thư tuyến tiền liệt khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn phát hiện, độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và các phương pháp điều trị được áp dụng. Trong những giai đoạn đầu, khi ung thư chưa lan rộng, tỷ lệ chữa khỏi rất cao.
Việc ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tiên lượng thường rất tốt. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường trên 90%. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn, việc điều trị sẽ phức tạp hơn và tiên lượng kém hơn.
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn sớm khi khối u chỉ nằm trong tuyến tiền liệt đến giai đoạn muộn khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt đến các cơ quan khác. Việc phân loại ung thư tuyến tiền liệt thành các giai đoạn cụ thể giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tiên lượng bệnh chính xác hơn.
Giai đoạn I: Tế bào ung thư khu trú tại tuyến tiền liệt. Giai đoạn này kích thước tiền liệt tuyến không to hơn so với kích thước bình thường, thăm khám trực tràng không phát hiện được. Ung thư gần như chỉ được phát hiện khi thấy PSA tăng và làm sinh thiết tuyến tiền liệt. Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển nhưng chưa phá vỡ vỏ bọc của tuyến. Kích thước tuyến tiền liệt phình lớn. Giai đoạn này có thể phát hiện bằng phương pháp thăm khám trực tràng và thực hiện các xét nghiệm PSA. Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã phá vỡ vỏ bọc của tuyến tiền liệt, di căn sang các cơ quan bên cạnh như trực tràng, bàng quang, túi tinh, cơ thắt niệu đạo… Giai đoạn IV: Tế bào ung thư di căn sang hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác như xương, gan, phổi…
Các phương pháp xác định ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA Mục tiêu là để phát hiện mức PSA trong máu. Nếu PSA cao, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lý tuyến tiền liệt khác như viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Đây là phương pháp giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư, đơn giản và không xâm lấn. Tuy nhiên, kết quả PSA cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của ung thư, cần phải làm thêm các phương pháp khác để có thể kết luận chính xác người bệnh có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm qua trực tràng (TRUS): bác sĩ sẽ đưa đầu dò siêu âm vào trực tràng để tạo hình ảnh của tuyến tiền liệt, nhằm xác định kích thước, hình dạng và các bất thường của tuyến tiền liệt. Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh chi tiết cho tuyến tiền liệt, hỗ trợ quá trình sinh thiết.
- Cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp sử dụng sóng từ và sóng radio để tạo hình ảnh chi tiết của tuyến tiền liệt, nhằm xác định mức độ lan rộng của ung thư, đánh giá các mô xung quanh và hạch bạch huyết.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) là phương pháp sử dụng tia X để tạo hình ảnh chi tiết của cơ thể, nhằm xác định sự lan rộng của ung thư đến các cơ quan khác.
Sinh thiết Sinh thiết tuyến tiền liệt là phương pháp lấy mẫu mô từ tuyến tiền liệt bằng kim sinh thiết, thường được hướng dẫn bởi siêu âm qua trực tràng (TRUS), nhằm xác định sự hiện diện và loại ung thư dựa trên phân tích mô học. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến tiền liệt.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiện nay - phụ thuộc vào giai đoạn và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến người bệnh.
Giám sát chủ động là một phương pháp theo dõi và quản lý ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ, không gây triệu chứng và có khả năng phát triển chậm. Thay vì tiến hành các phương pháp điều trị xâm lấn ngay lập tức, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân thông qua các xét nghiệm định kỳ và chỉ can thiệp khi có dấu hiệu bệnh tiến triển.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt là phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật mổ mở: được thực hiện bằng cách tạo một đường mổ dọc bụng dưới để tiếp cận và cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng các túi tinh, hoặc đường mổ giữa hậu môn và bìu để tiếp cận tuyến tiền liệt. Ưu điểm của mổ mở là mang lại hiệu quả cao, có thể loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt và các mô lân cận, giúp giảm nguy cơ tái phát, dễ dàng kiểm tra và loại bỏ các hạch bạch huyết nếu cần thiết. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm bởi đường mổ lớn nên thời gian phục hồi của bệnh nhân dài hơn và có nguy cơ cao hơn về mất máu, nhiễm trùng và các biến chứng hậu phẫu khác.
- Phẫu thuật nội soi là phương pháp bác sĩ sử dụng các dụng cụ nội soi qua các vết mổ nhỏ trên bụng để tiếp cận và cắt bỏ tuyến tiền liệt. Ưu điểm của phương pháp này là it xâm lấn, giảm đau sau mổ, ít mất máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng, thời gian hồi phục nhanh, độ chính xác cao.
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt thường được áp dụng cho các trường hợp ung thư ở giai đoạn đầu, khi ung thư còn giới hạn trong tuyến tiền liệt
Khoa Nam học và Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc ứng dụng công nghệ mới trong phẫu thuật tuyến tiền liệt như phẫu thuật nội soi bằng dao lưỡng cực, nội soi bằng tia laser, cùng phòng phẫu thuật vô khuẩn hoàn toàn, cung cấp khí tươi Hepa theo tiêu chuẩn Châu Âu, giúp bệnh nhân hạn chế đau đớn, mất máu trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân cũng mau chóng phục hồi hơn.
Để được tư vấn chuyên khoa về điều trị ung thư tuyến tiền liệt, vui lòng goi đến hotline 0912.022.131 để được đặt lịch hoặc để tại thông tin TẠI ĐÂY để được tư vấn điều trị đúng cách.
Khi ung thư tuyến tiền liệt đã tiến triển đến giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định bệnh nhân điều trị bằng xị trị hoặc hóa trị.
Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến cho ung thư tuyến tiền liệt, sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc liệu pháp nội tiết.
Hóa trị hay còn gọi là liệu pháp hóa học, sử dụng các loại thuốc chống ung thư (cytotoxic) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển và phân chia của chúng. Trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, hóa trị thường được áp dụng cho các trường hợp ung thư tiến triển, đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt và không đáp ứng tốt với các liệu pháp khác như liệu pháp hormone.
Nên thăm khám và điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở đâu?
Ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng gây tác động vô cùng xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nam giới nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm các tác nhân gây ung thư tuyến tiền liệt để sớm có biện pháp điều trị.
Trường hợp đã phát hiện và cần điều trị, bệnh nhân và người nhà nên cân nhắc một số yếu tố sau:
Chuyên môn và kinh nghiệm: Chọn các cơ sở có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ung thư và tiết niệu giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, tìm hiểu về các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này và xem xét việc thăm khám và điều trị tại các cơ sở mà họ làm việc.
Trang thiết bị y tế: Chọn các bệnh viện và trung tâm y tế có trang thiết bị hiện đại, như máy chụp MRI, máy xạ trị và các thiết bị hỗ trợ phẫu thuật tiên tiến, sẽ đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị cao. Cung cần chú trọng đến các phương pháp điều trị mới, tiên tiến,…
Dịch vụ tốt: Chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện, bao gồm tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý và các chương trình phục hồi chức năng. Đồng thời, tìm hiểu về các bệnh viện có sử dụng bảo hiểm y tế và các quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân ung thư.
Địa điểm và tiện nghi: Lựa chọn các cơ sở y tế gần nơi sinh sống để thuận tiện cho việc di chuyển và theo dõi điều trị. Các cơ sở có dịch vụ tiện ích tốt, như phòng chờ tiện nghi, khu vực ăn uống, và các dịch vụ hỗ trợ khác sẽ giúp bệnh nhân và gia đình cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị.
Khoa Nam học và Phẫu thuật tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những cơ sở khám nam khoa uy tín, đặc biệt là các bệnh lý tuyến tiền liệt. Các bệnh nhân sẽ được thăm khám và phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt cùng chuyên gia đầu ngành Nam khoa - Tiết niệu - với hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Việt Đức, chứng chỉ phẫu thuật Tiết niệu Hoa Kỳ và Nhật Bản, chữa trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh khó.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.