Kỳ lạ chuyện trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thể béo phì
vi
  • vi
  • en

Kỳ lạ chuyện trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thể béo phì

25-01-2022

Trường hợp của bé gái 8 tuổi suy dinh dưỡng thể béo phì dưới đây đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của không ít người trước nay vẫn cho rằng trẻ lớn chậm, nhẹ cân mới là suy dinh dưỡng.

Từ chuyện lạ có thật

Vừa qua, BV Hồng Ngọc tiếp nhận trường hợp một trẻ nữ 8 tuổi có biểu hiện tăng chiều cao chậm hơn so với lứa tuổi, gia đình lo sợ bé dậy thì sớm nên đã đưa đến khám. Trẻ nặng 36 kg, chiều cao 117 cm, trẻ ăn uống được, khẩu phần ăn ít rau, thích ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, ít vận động. Sau khi thăm khám và thực hiện một số cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán là mắc chứng suy dinh dưỡng thể béo phì (thiếu vitamin D) khiến cả gia đình đều ngỡ ngàng.

Từ xưa đến nay hầu hết mọi người đều cho rằng chỉ có trẻ thừa cân, thừa dinh dưỡng thì mới là béo phì. Thế nhưng suy dinh dưỡng thể béo phì dường như là một khái niệm rất mới.

Theo WHO, béo phì là bệnh lý tích tụ mỡ trong cơ thể, vượt quá nhu cầu sinh lý và khả năng thích ứng của cơ thể.

Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu (ESPEN) định nghĩa suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ hoặc hấp thụ sai các chất dinh dưỡng thiết yếu, thay đổi thành phần cơ thể, suy giảm thể chất và tinh thần của cơ thể và các tác động tiêu cực đến kết quả của bệnh cơ bản. Vậy suy dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở giảm các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay, vòng đầu so với tuổi) mà còn ở thiếu hụt các vitamin và khoáng chất.

Ở trẻ thừa cân, béo phì, mặc dù tiêu thụ khẩu phần ăn quá nhiều năng lượng nhưng vẫn có thể liên quan đến sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng riêng lẻ. Trường hợp của bệnh nhi 8 tuổi kể trên là mắc chứng béo phì nhưng thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D cho nên còn gọi là suy dinh dưỡng trong thừa cân, béo phì.

Trẻ béo phì vẫn có thể suy dinh dưỡng

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thể béo phì

Béo phì ở trẻ em thường là kết quả của yếu tố lối sống như tiêu thụ quá nhiều thức ăn đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán, thức ăn nhiều đường và/hoặc hoạt động thể chất không đủ. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác bao gồm bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, khối u (đặc biệt là ung thư...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay