Thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu lây qua đường nào?

22-03-2022

Thủy đậu nằm trong số các bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Vì thế cần phải biết thủy đậu lây qua đường nào để có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu trong bao lâu?

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu. Thời gian ủ bệnh thủy đậu sẽ từ 2 – 3 tuần, thông thường từ 14 – 16 ngày với các triệu chứng toàn thân điển hình như nổi mụn nước, mụn mủ, sốt, ngứa rát, nổi sẩn, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da

Bệnh thủy đậu không để lại sẹo, trừ khi nốt mụn nước bị bội nhiễm.

Thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu có lây không? Cần phải khẳng định rằng bệnh thủy đậu nằm trong số bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ người sang người. Đối với người chưa từng mắc thủy đậu, chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu thì có nguy cơ cao mắc bệnh lên tới 90%.

Vậy thủy đậu lây qua đường nào?

Con đường lây lan chính của bệnh thủy đậu sẽ qua 3 hình thức:

Thủy đậu lây qua đường hô hấp

Con đường lây nhiễm qua đường hô hấp hay nhiễm trùng giọt bắn xảy ra khi người mắc bệnh thủy đậu nói chuyện, ho, hắt hơi làm phát tán các giọt nước bọt rất nhỏ có chứa virus gây bệnh thủy đậu vào trong không khí. Người bình thường hít phải sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh thủy đậu.

Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Thủy đậu lây qua đường nào? Chắc chắn bệnh thủy đậu lây nhiễm nhanh nhất qua đường tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước của người bệnh.

Lây nhiễm thủy đậu qua vật trung gian

Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm cao còn xảy ra khi người không mắc bệnh tiếp xúc, chạm vào hay sử dụng vật dụng cá nhân, giường chiếu với người mắc bệnh thủy đậu.

thủy đậu lây qua đường nào Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm từ người sang người

Bệnh thủy đậu lây nhiễm mạnh nhất khi nào?

Bệnh thủy đậu có mức độ lây nhiễm mạnh nhất trong giai đoạn phát bệnh. Ở giai đoạn này, toàn cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn nước, dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Ở những người bị thay đổi miễn dịch, quá trình lây nhiễm sẽ kéo dài hơn. Đối với người cảm nhiễm sống trong cùng gia đình, tỷ lệ tấn công thứ phát của virus thủy đậu là 70 – 90%, bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm từ 10 – 21 ngày. Sau khi mọc nốt ban đỏ một tuần, có thể lan truyền bệnh zona thần kinh.

Sau giai đoạn toàn phát, mức độ lây nhiễm của bệnh thủy đậu sẽ giảm xuống, tuy nhiên khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không sớm hồi phục.

Bệnh thủy đậu sốt mấy ngày?

Người mắc bệnh thủy đậu sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày.

Cần đưa người bệnh tới gặp bác sĩ nếu thời gian sốt kéo dài hơn, đối với trẻ nhỏ khi sốt cao trên 39 độ C kèm triệu chứng co giật, khó thở; người lớn sốt cao trên 39,5 độ C.

thủy đậu lây qua đường nào Khoảng 2 - 3 ngày đầu sau khi nhiễm thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt 

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu giúp giảm khả năng lây nhiễm

Đối tượng dễ lây nhiễm bệnh thủy đậu nhất chính là người thân xung quanh người mắc bệnh. Vì thế để giảm khả năng lây nhiễm, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với người đang bị bệnh thủy đậu:

- Cách ly người bệnh thủy đậu với những người xung quanh, tốt nhất nên để người bệnh ở trong phòng riêng, đặc biệt người bệnh không nên tới những chỗ đông người để hạn chế lây lan diện rộng.

- Dùng riêng đồ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, cốc chén, quần áo...

- Người bệnh thủy đậu cần vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, việc kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian là hoàn toàn sai lầm. Khi tắm hãy sử dụng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh để người bệnh nhanh khỏi bệnh, hạn chế lây lan bệnh.

- Thuốc điều trị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Xanh Methylen dùng đểbôi ngoài da. Lưu ý, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt

- Người bệnh không nên gãi hay động vào nốt phỏng, sẽ làm vỡ gây bội nhiễm và thành sẹo.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi... nhưng cần đặc biệt chú ý kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến cho mụn nước mưng mủ như đồ nếp, đồ hải sản…

Phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào hiệu quả?

Hầu hết bệnh thủy đậu không tái phát ở những người đã từng mắc do họ đã có sẵn miễn dịch. Đối với người chưa từng mắc nhưng đã tiêm vắc xin ngừa thủy đậu thì khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn.

Vậy nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tỷ lệ miễn dịch của người tiêm vắc xin phòng bệnh lên tới 90% và 10% còn lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu.

Bên cạnh đó, nếu có người trong gia đình hoặc bạn bè mắc bệnh hãy thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:

  • Không sinh hoạt chung trong không gian cùng người bệnh.

  • Cách ly người bệnh tạm thời, sinh hoạt trong không gian riêng.

  • Thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người. Đồng thời dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ và thông thoáng.

  • Khi tiếp xúc gần với người bệnh, hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

  • Người bệnh thủy đậu không nên gãi, chà xát các nốt mụn nước để tránh lây nhiễm cho người khác khi mụn nước bị vỡ ra.

  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách chế độ dinh dưỡng đủ chất và sinh hoạt điều độ.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có triển khai dịch vụ tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu và các loại vắc xin khác cho mọi lứa tuổi. Khi chọn dịch vụ tiêm chủng tại Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ cảm nhận được nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

  • Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp Hà Nội.

  • Khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm chủng cho trẻ.

  • Loại bỏ nỗi lo của cha mẹ về sự khan hiếm và tăng giá vắc xin.

  • Nguồn vắc xin được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức… phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.

  • Có hệ thống tủ làm lạnh hiện đại, đảm bảo các loại vắc-xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.

  • Theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm của trẻ trước khi ra về.

  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0949.416.006hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay