Tình trạng thiếu ối: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Tình trạng thiếu ối: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

15-11-2013
Sống khỏe

Thiếu ối là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ mẹ bầu nào nếu không được chăm sóc đúng cách trong thai kỳ. Cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng đến thai nhi. Thiếu ối là khi mà thể tích nước ối đo được dưới 250ml hay khi siêu âm kết luận chỉ số ối đo được trong bốn khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kỳ.

Vai trò của nước ối

Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung.

Ở giai đoạn đầu thai nhi, chúng có tác dụng nuôi dưỡng phôi thai, cân bằng dịch nội và ngoại bào, khi thai lớn dần, nước ối bảo vệ thai, tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng, giúp thai phát triển hài hòa, bình chỉnh ngôi thai.

Khi thai vào chuyển dạ nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi sổ ra được dễ dàng nhờ chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai.

Bình thường thể tích nước ối khoảng 30ml ở thai 10 tuần, 1.000ml ở thai 34 - 36 tuần, 800ml ở thai 40 tuần…

thiếu ối

Nguyên nhân gây ra thiếu ối

Nguồn gốc tạo thành nước ối từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ. Một khi các yếu tố bất thường từ một trong ba nguồn gốc trên dẫn đến ảnh hưởng đến nước ối.

Nhiễm trùng màng ối và bào thai gây ra thiểu ối, đặc biệt do thai nhi bất sản ở hệ tiết niệu gây ra thiểu ối sớm.

Những nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng của thai nhi như mẹ có các bệnh lý đi kèm, mẹ hút thuốc lá, mẹ suy dinh dưỡng, ăn uống kém...là những nguyên nhân gây thiếu oxy trường diễn cho thai nhi làm suy tuần hoàn nhau thai, làm giảm cung lượng máu qua thận và phổi thai nhi, sẽ đưa đến thai nhi bị thiểu ối.

Xuất độ trung bình của thiểu ối 3,9 - 5,6%, trong đó chiếm tỷ lệ cao thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khoảng 30% không tìm được nguyên nhân gây ra thiểu ối.

Các dấu hiệu của tình trạng thiếu ối

Biểu hiện tình trạng thiếu ối thường nghèo nàn, cảm giác của các bà mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn.

Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát da bụng khi sờ nắn. Khi siêu âm thai xác định rõ thiểu ối, bằng chỉ số ối khi đo bốn khoang ối trên tử cung thành bụng của người mẹ giảm dưới 6cm trở đi, khoang ối bình thường đo được từ 8 - 20cm, khi ở tuổi thai từ 35 - 40 tuần.

Mức độ thiểu ối gồm có 3 mức độ:

  • Thiểu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 - 7cm

  • Thiểu ối nặng, chỉ số đo được 3 - 5cm

  • Kết luận vô ối khi chỉ số đo được 3cm

Khi siêu âm xác định thiếu ối cần khảo sát thêm các tình trạng bất thường của thai nhi cũng như tình trạng nhau và dây rốn.

Khi đánh giá thiếu ối ở từng giai đoạn thai kỳ thì có mối liên quan chặt chẽ đến khả năng tiên lượng của thai nhi: thiểu ối ở giai đoạn 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai 65 - 80%, thiểu ối trong 3 tháng giữa nguy cơ dị tật thai chiếm cao, thiểu ối trong 3 tháng cuối của thai kỳ khả năng thai nhi suy dinh dưỡng, bệnh lý của mẹ đi kèm thường gặp, đôi khi cũng không tìm được nguyên nhân thiểu ối ở giai đoạn này.

Cách điều trị thiếu ối

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà chúng ta có hướng điều trị thiểu ối.

  • Thiểu ối trong ba tháng đầu: trường hợp mức độ trung bình và nặng thì khả năng bệnh lý thai nhi cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý nặng nề của người mẹ. Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.

  • Thiểu ối trong ba tháng giữa: cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.

  • Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung.

Non-stress test, siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Cho corticosteroids ở tuổi thai 34 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.

Cách phòng ngừa thiếu ối

Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.

Tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiểu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối. Kết hợp dinh dưỡng đầy đủ chất mỗi ngày.

Theo dõi thêm fanpage: Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay