Suy thận mạn: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Suy thận mạn: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

22-03-2023

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không được điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách duy nhất để duy trì sự sống cho bệnh nhân.

Suy thận mạn là bệnh gì?

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận. Tùy vào mức độ bệnh, chức năng thận có thể suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng, không thể đào thải chất độc hại và dịch thừa ra khỏi máu.

Suy thận mạn là bệnh vô cùng nguy hiểm vì giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, khó nhận biết. Khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn nặng, chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải thực hiện chạy thận nhân tạo cả đời hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.

Các cấp độ của suy thận

Các cấp độ bệnh thận mạn được phân chia dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn gồm: 

Giai đoạn 1: Giai đoạn này, mức lọc cầu thận >90mL/phút. Chức năng thận đã suy giảm nhưng chưa có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.

Giai đoạn 2: Mức lọc cầu thận còn 60-89mL/phút. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng hoặc có rất ít.

Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận còn 30-59mL/phút. Giai đoạn đã xuất hiện một số biểu hiện do chất độc tích tụ trong máu, không được đào thải ra ngoài. Một số biểu hiện như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng bàn tay bàn chân, đau lưng…

Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận còn 15-29mL/phút. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định lọc máu để duy trì sự sống.

Giai đoạn 5: Mức lọc cầu thận còn 15mL/phút. Chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận để bảo toàn tính mạng.

suy than man Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể hồi phục

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Suy thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Mắc bệnh lý ở cầu thận như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận do bệnh hệ thống…

  • Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Đây cũng là hai nguyên nhân phổ biến khiến thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận mạn.

  • Mắc bệnh ống kẽ thận mạn do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn.

  • Nhiễm độc trong thời gian dài.

  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây tổn thương thận.

  • Mắc bệnh thận bẩm sinh, di truyền.

  • Mắc bệnh tự miễn như xơ cứng bì, lupus ban đỏ.

  • Giảm lưu lượng máu cung cấp cho thận do bất cứ nguyên nhân nào, ví dụ bệnh tắc mạch động mạch thận, suy tim sung huyết…

Những yếu tố nguy cơ của suy thận mạn

Ai cũng có thể mắc bệnh suy thận mạn. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố nguy cơ dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường khác:

  • Thường xuyên hút thuốc lá

  • Có tiền sử gia đình bị mắc bệnh thận

  • Người thừa cân, béo phì

  • Người có cấu trúc thận bất thường

Triệu chứng bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn giai những giai đoạn sớm thường không có biểu hiện. Các triệu chứng dường như chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. 

Khi bị suy thận mạn, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Chán ăn, ăn không ngon, mất khẩu vị

  • Buồn nôn, nôn

  • Khó ngủ, mất ngủ

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên nhân

  • Đi tiểu bất thường, nhiều hơn hoặc ít hơn thông thường

  • Chuột rút cơ bắp

  • Sưng phù tay, chân, mắt cá chân

  • Da khô, ngứa da

  • Khó thở do chất lỏng tích tụ trong phổi

  • Tăng huyết áp

  • Đau ngực do chất lỏng tụ ở màng tim

  • Khả năng tình dục suy giảm

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Phù bàn chân Phù chân là một biểu hiện của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn có nguy hiểm không? Biến chứng suy thận mạn

Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm. Ngoài ra, suy thận mạn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm:

  • Gây suy gan, hội chứng gan thận

  • Gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến co giật, mất trí nhớ, rối loạn chức năng não

  • Gây tăng năng tuyến cận giáp

  • Gây tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn đến chảy máu dạ dày, chảy máu ruột

  • Gây ra các vấn đề về tim mạch, suy tim, thiếu máu

  • Gây ra các vấn đề về xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương, nhuyễn xương dẫn đến dễ gãy xương

  • Gây tổn thương phổi do tích tụ dịch nhầy trong phổi

Những biến chứng của suy thận mạn khá nguy hiểm. Vì vậy, cần điều trị bệnh càng sớm càng sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Biện pháp chẩn đoán suy thận mạn

Để chẩn đoán suy thận mạn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một vài kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá có protein trong nước tiểu hay không

  • Xét nghiệm máu định lượng creatinin trong máu, từ đó ước tính mức lọc cầu thận

  • Điện giải đồ, xét nghiệm công thức máu

  • Siêu âm để xem mức độ tổn thương thận

  • Sinh thiết thận trong những trường hợp cần thiết

  • X-quang thận để xem xét kích thước thận giảm đều hay không đều. Kết quả X-quang có thể gặp hình ảnh sỏi thận, dị dạng thận, nang thận

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng suy thận mạn

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Suy thận mạn là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào mức độ bệnh cũng như tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị thận bao gồm:

Điều trị nguyên nhân

Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây suy thận mạn và điều trị từ nguyên nhân là vấn đề then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Với những bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát lượng đường máu và huyết áp để giúp làm chậm các tổn thương cho thận.

Điều trị bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Người bệnh cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích để duy trì sức khỏe ổn định hơn. 

Điều trị triệu chứng

Khi bị suy thận mạn giai đoạn nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị triệu chứng là rất cần thiết để giảm nhẹ cũng như ngăn ngừa biến chứng.

  • Tăng huyết áp: Người bị suy thận mạn thường rất khó khống chế huyết áp. Vì vậy, cần hạn chế muối (2g/ngày) và sử dụng thuốc huyết áp phù hợp khi huyết áp tăng cao hoặc quá thấp.

  • Điều trị thiếu máu: Suy thận khiến thận không sản xuất đủ chất erythropoietin có tác dụng duy trì quá trình tạo hồng cầu của cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, cần điều trị thiếu máu bằng cách bổ sung sắt, acid folic, tiêm dưới da Erythropoietin.

  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Suy thận dẫn đến rối loạn lipid máu gây ra các bệnh lý tim mạch. Việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

  • Điều trị rối loạn điện giải: Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân suy thận mạn thường bị tăng kali máu, nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như rối loạn nhịp tim, ngừng tim và nhiều vấn đề khác liên quan đến thần kinh cơ.

  • Điều trị loãng xương: Bằng cách bổ sung canxi, vitamin D, hạn chế phospho giúp xương khỏe mạnh.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn 5

Với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh cần tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc tiến hành ghép thận để duy trì sự sống. Đây là giải pháp tốt nhất cho người bệnh để lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp duy trì ổn định chức năng của các cơ quan khác và ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ra biến chứng.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

Biện pháp phòng ngừa suy thận mạn

Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện ở giai đoạn sớm nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, tác hại của bệnh lại vô cùng nghiêm trọng nên việc chủ động phòng ngừa từ sớm là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi người.

Để phòng ngừa suy thận mạn, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen…

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, hạn chế muối

  • Uống đủ nước

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe 

  • Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch… các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận

  • Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường

  • Không hút thuốc, uống rượu bia.

Suy thận mạn cần được điều trị sớm để giảm sự phát triển, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên và khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

Tại Hà Nội, phòng khám chuyên khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám thận uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký khám thận tiết niệu tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:

  • Được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải với gần 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận Tiết niệu và Lọc máu – Bệnh viện Bạch Mai. Cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn khác như: BSNT Lê Nguyên Sơn; BSNT Vũ Quang Hòa; ThS.BS. Lê Thị Huế

  • Tư vấn nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý người bệnh, theo sát quá trình điều trị

  • Không gian bệnh viện sạch sẽ, hiện đại với nhiều tiện ích như cafe, nhà hàng…

  • Khám tất cả các ngày trong tuần, không chờ đợi

  • Hệ thống máy xét nghiệm tiên tiến từ Abbott (Mỹ), đảm bảo đem tới kết quả chính xác

  • Chăm sóc chu đáo như người nhà, hỗ trợ 24/24

  • Miễn phí buffet sau khám.

Đăng ký khám thận tiết niệu tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

 https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay