Sỏi bàng quang khi mới bị sẽ không xuất hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu để ủ bệnh trong thời gian dài bênh sẽ xảy ra những biến chứng khó lường. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất chứa trong bàng quang. Sỏi bàng quang xuất hiện khi bạn không tiểu hết nước trong bàng quang ra ngoài; lâu dần lượng cặn chất nước tiểu tích tụ sẽ kết cụm lại tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Sỏi bàng quang mới sẽ không có bất kì triệu chứng gì. Khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường sẽ là: đau thắt, đau quặn vùng lưng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, mót tiểu khẩn cấp, tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi và màu lạ, đôi khi có lẫn cả máu gây nhiều ảnh hưởng, khó khăn, bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời sẽ khiến kích thước sỏi sẽ ngày càng to lên, kích thích bàng quang, chặn đứng dòng nước tiểu lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố gây hại đến toàn bộ hệ thống tiết niệu. Từ đó, bệnh sỏi bàng quang dẫn đến nhiều biến chứng rất nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng người bệnh, có thể kể đến là: thận ứ nước, nhiễm trùng thận, suy thận, viêm bàng quang, rối loạn chức năng bàng quang, nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu, thậm chí là ung thư bàng quang, ung thư thận.
Như vậy, có thể nói sỏi bàng quang là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến tỷ lệ mắc sỏi bàng quang tăng ca, chiếm khoảng 26% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu.
Sỏi bàng quang có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh
Cách điều trị bệnh sỏi bàng quang
Các chuyên gia khuyến cáo, khi mắc bệnh sỏi bàng quang nói riêng hay bệnh sỏi tiết niệu nói chung thì người bệnh cần nên thăm khám để biết được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu sỏi có kích thước nhỏ thì có thể tự điều trị mà không cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Dưới đây là một số cách điều trị bênh sỏi bàng quang:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị sỏi bàng quang theo sự chỉ dẫn của bác sĩ như:
Thuốc giảm đau, chống viêm: giúp xoa dịu cơn đau và cảm giác khó chịu do sỏi gây ra.
Thuốc sát trùng đường tiểu: thuốc giúp tiêu diệt, ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn ở đường tiết niệu
Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: giúp giãn rộng đường kính cổ bàng quang. Nhờ đó, sỏi có thể di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng.
Thuốc kiềm hóa nước tiểu: giúp điều chỉnh nồng độ pH trong nước tiểu, hiệu quả trong việc hòa tan sỏi axit uric.
Thuốc lợi tiểu: giúp tăng lưu lượng nước tiểu.
Thuốc kháng sinh: điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Thuốc tây y được sử dụng nhiều trong điều trị sỏi bàng quang
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với những viên sỏi có kích thước lớn, không thể tự đào thải ra ngoài. Các bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi nội soi hoặc mổ mở tùy thuốc vào tình trạng của bệnh nhân.
Tán sỏi nội soi: Đây là phương pháp hiện đại được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp bệnh nhân không phải mổ lấy sỏi mà không gây đau đớn, vẫn đạt hiệu quả cao, xuất viện nhanh hơn. Tuy nhiên, tán sỏi nội soi chỉ được áp dụng khi kích thước viên sỏi lớn và mắc kẹt trong bàng quang hay niệu quản.
Tán sỏi nội soi tại bàng quang là phương pháp sử dụng công nghệ laser hiện đại, đưa qua đường niệu đạo để tán vỡ sỏi. Tiếp đó bác sĩ sẽ dẫn các vụn sỏi ra khỏi cơ thể.
Tán sỏi nội soi được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.
Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm như:
- Hiệu quả tán sạch sỏi cao.
- Được thực hiện qua đường niệu đạo nên không tạo ra vết mổ lớn, không gây đau nhiều và không để lại sẹo trên cơ thể.
- Thời gian lưu viện sau phẫu thuật ngắn, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và phục hồi nhanh hơn.
Mổ mở: Phương pháp này thường được áp dụng khi các thiết bị nội soi tán sỏi không mang lại hiệu quả và dùng cho sỏi có kích thước trên 30mm.
Để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Hồng Ngọc tư vấn điều trị sỏi bàng quang vui lòng đăng ký tại đây:
Chữa mẹo dân gian
Ngoài 2 cách điều trị đã nêu trên, người bệnh có thể tham khảo thêm một số cách chữa mẹo dân gian tại nhà để hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang. Đó là:
Chữa sỏi bàng quang bằng quả dứa
Lấy một quả dứa, khoét 1 lỗ ở cuống, sau đó thêm một lượng phèn chua khoảng bằng ngón tay cái cho vào lỗ đã khoét trên quả dứa. Bịt kín lỗ đã khoét bằng giấy bạc và nướng cháy vỏ.
Sau khi nướng xong, đem gọt bỏ vỏ dứa rồi vắt lấy nước cốt uống. Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần, trong 2-3 ngày sẽ thấy có hiệu quả đáng kể.
Chữa sỏi bàng quang bằng dầu ô liu và chanh
Vắt 5 - 6 quả chanh bỏ hạt, lấy nước cốt hòa cùng 6 - 7 thìa dầu ô liu. Sau đó hòa vào hỗn hợp với 3 – 4 bát nước đun sôi để nguội và uống hết trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày thì sỏi có thể được đào thải dần ra qua đường nước tiểu..
Chữa sỏi bàng quang bằng quả đu đủ xanh
Sử dụng quả đu đủ xanh khoảng 400-600g, vỏ còn xanh và còn nhiều nhựa trắng. Sau đó rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi và bỏ hết hột bên trong.
Để nguyên cả vỏ xanh và nhựa của đu đủ, cho vào nồi hấp cách thủy với một chút muối vừa ăn trong khoảng 30 phút. Duy trì cách này sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm kích thước của sỏi.
Đủ đủ xanh chữa bệnh sỏi bàng quang hiệu quả
Trên đây là những thông tin và lời đáp cho câu hỏi “Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?”. Hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Bật mí, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cũng là một trong những địa chỉ tin cậy về chữa sỏi
với đội ngũ y bác sĩ lành nghề, chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, chắc chắn sẽ làm hài lòng các khách hàng điều trị tại đây.**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.