Phân loại rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Phân loại rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

10-03-2022

Trẻ tự kỷ gặp trở ngại trong việc giao tiếp, không thể tự nói ra những khó khăn của bản thân nên sẽ thể hiện bằng hành vi để mọi người xung quanh biết cảm giác của mình. Tuy nhiên, những điều trẻ muốn truyền tải không phải ai cũng hiểu được. Đây cũng chính là nguyên nhân rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ xảy ra.

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là gì?

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ (Sensory Processing Disoders – SPD) là các rối loạn phức tạp của não bộ dẫn tới sự xáo trộn các giác quan ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trẻ sẽ chỉ thể hiện đơn thuần các rối loạn cảm giác hoặc có các rối loạn khác như tăng động giảm chú ý, tự kỷ, rối loạn lo âu… đi kèm. Tỷ lệ trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác cao hơn các trẻ bị tăng động giảm chú ý và tự kỷ.

Thông qua các nghiên cứu chúng ta biết được nhiều dấu hiệu khác biệt về sinh lý của trẻ bị rối loạn cảm giác so với trẻ phát triển bình thường, hay sự khác biệt sinh lý giữa trẻ bị rối loạn cảm giác với trẻ tăng động giảm chú ý.

rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ Trẻ tự kỷ khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc

Theo tiêu chuẩn của Hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, trẻ nhỏ bị tự kỷ sẽ đáp ứng các tiêu chí:

- Gặp khó khăn trong việc sử dụng giao tiếp và tương tác xã hội bằng lời và không lời. Cụ thể như trẻ hiểu tốt nhưng chỉ thực hiện theo những gì mà bản thân thích, ngoài việc khóc và kéo tay thì không biết cách thể hiện nhu cầu nào khác, nhiều trẻ còn né tránh giao tiếp mắt với người khác…

- Lặp đi lặp lại hay bị hạn chế với những kiểu mẫu hành vi, hứng thú hoặc hoạt động như thích cắn đồ hoặc cắn tay mình, thích đưa ngón tay út lên và gõ vào đuôi mắt, thích đổ đồ ra khỏi hộp, thích tắt đèn mỗi khi bật nhạc, ở trong phòng phải bật đèn…

- Khó khăn của trẻ xuất hiện từ nhỏ, ảnh hưởng nhiều tới khả năng thực hiện các chức năng trong cuộc sống của trẻ như khả năng tự lập, tương tác với người khác, khả năng kết bạn, thể hiện nhu cầu, tập trung chú ý, tham gia hoạt động vui chơi – học tập…

Chính bản thân trẻ cũng cảm thấy khó chịu và cảm giác không được an toàn khi gặp phải vấn đề rối loạn xử lý giác quan, giống như trẻ phải chịu đựng một lúc nhiều tác động như bị ai đánh, tai nghe được nhiều âm thanh vọng tới nhưng không phân biệt được…

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ chính là nguyên nhân của việc trẻ nghịch, chạy, liếm, hét… như để “tự an ủi” cái phần đang bị “ốm” của bản thân.

Ai cũng có những ngưỡng cảm giác khác nhau, và trẻ tự kỷ cũng vậy. Khi các ngưỡng cảm giác của trẻ quá cao hoặc quá thấp thì chức năng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng, làm giảm tác động của việc can thiệp với trẻ, khi đó cần được hỗ trợ:

- Ngưỡng cảm giác cao (trơ) ở trẻ: trẻ chưa thỏa mãn với những kích thích cảm giác xung quanh nên cần tìm kiếm thêm các kích thích khác để cảm thấy thỏa mãn, có thể gọi là thể bị thiếu, thể trơ, nhu cầu đi tìm kích thích…

- Ngưỡng cảm giác thấp (nhạy): những kích thích cảm giác xung quanh quá cao, vượt ngưỡng chấp nhận của trẻ, nên trẻ sẽ né để không làm mình sợ hãi.

Một số rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ thường gặp nhất

Người bình thường sẽ sử dụng các giác quan để tiếp cận thế giới như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, tiền đình, cảm nhận bản thể… Nhưng trẻ tự kỷ lại không thể sử dụng hết các giác quan này vì chứng rối loạn cảm giác, trẻ sẽ thay thế bằng nhiều hành vi khác nhau như cắn, nắm, la hét, không ăn đồ lạ…

Có thể phân chia rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ theo các nhóm sau dựa vào sự phân chia các nhóm giác quan:

Rối loạn về xử lý thính giác

Thính giác của trẻ quá nhạy cảm với một số âm thanh dù là nhỏ nhất. Nên trẻ sẽ có xu hướng tránh né những kích thích thính giác này và thể hiện sự không thích/ sợ một số âm thanh nhất định bằng cách bịt tai, hét lên… hoặc có thể đi tìm kiếm âm thanh bằng cách tự tạo ra một số âm thanh như giơ tay búng gần tai, nghiến răng kèn kẹt, gõ liên tục vào răng…

rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ Khi sợ một âm thanh nhất định nào đó, trẻ tự kỷ sẽ thể hiện bằng cách bịt tai

Rối loạn về xử lý thị giác

Trẻ có xu hướng tránh né những kích thích thị giác tác động đến mình nếu có ngưỡng cảm giác thấp/ nhạy như nheo mắt, che mắt khi thấy ánh sáng . Trẻ còn có những hành vi tìm kiếm như nhìn hiếng, nhìn đèn, thích bật công tắc điện, thích nơi có ánh sáng nhấp nháy, thích xoay bánh xe và nhìn chằm chằm vào đó.

Rối loạn về xử lý xúc giác

Việc sờ/nắm, động/chạm vào các vùng da trên cơ thể của trẻ gặp khó khăn. Điển hình như không thích hoặc thích ôm người khác quá mức (luôn đẩy người khác ra hoặc ghì chặt khi ôm), không ăn đồ ăn có chất liệu lạ (quá cứng, quá mềm).

Có những trẻ không thích đụng chạm hay tiếp xúc da với mọi người vì cảm thấy đau hoặc vướng víu và thể hiện bằng sự sợ sệt, đẩy ra. Ngược lại cũng có trẻ thích ôm ghì, ném đồ thật mạnh, thích được ấn nắm các bộ phận trên cơ thể mới thấy an toàn và bình tĩnh.

rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ Nhiều trẻ tự kỷ thích bám dính lấy người khác một cách quá mức

Rối loạn về xử lý cảm nhận bản thể

Việc cảm giác về vị trí của tay/chân, các bộ phận cơ thể hoặc vị trí tay/chân, đầu của trẻ gặp khó khăn.

Rối loạn về xử lý tiền đình

Trẻ gặp khó khăn về giác quan để giúp trẻ giữ thăng bằng, định hướng không gian. Trẻ thể hiện ra bằng việc: né tránh chuyển động cơ thể, nằm ườn 1 chỗ, chạy nhảy lăng xăng, hoạt động liên tục không mệt mỏi…

Rối loạn cảm giác xảy ra đối với hơn 90% trẻ tự kỷ, có trẻ sẽ gặp phải một khó khăn về xử lý giác quan nhưng cũng có trẻ gặp cùng lúc nhiều khó khăn về xử lý giác quan. Nhưng không đồng nghĩa việc trẻ không có các rối loạn này thì trẻ sẽ bớt nguy cơ tự kỷ. Vì vậy, để điều hòa các rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ cần cho trẻ tham gia các hoạt động vận động cảm giác kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi, nhận thức và khả năng tiếp nhận của từng trẻ.

Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).

Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…

Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám

Tel: 024 3927 5568 (máy lẻ 8)

Hotline: 0916 690 018

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay