Ra mồ hôi nhiều ở trẻ em

Ra mồ hôi nhiều ở trẻ em

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Câu hỏi:

Tôi có con trai 12 tuổi cháu thường xuyên bị ra mồ hôi ở tay và ở chân, rất ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhất là khi đi học cầm bút, vở viết mồ hôi ra ướt hết giấy, đặc biệt cháu cảm thấy mặc cảm khi bị các bạn để ý vì điều này. Trường hợp của cháu nếu bị lâu dài có nguy hiểm đến sức khỏe?

(Nguyễn Văn Khoát – Ninh Bình)

Trả lời - mồ hôi nhiều ở trẻ em 

Mồ hôi nhiều ở trẻ em là hiện tượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn nhu cầu sinh lý của cơ thể trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường. Ở những người bị mắc bệnh tăng tiết mồ hôi ngay cả trong những ngày mùa đông giá rét mồ hôi vẫn chảy ra khiến người bệnh luôn có cảm giác rất lạnh.

Theo tây y tăng tiết mồ hôi là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng giải phóng Acetylcholin, một chất dẫn truyền thần kinh trung ương kích thích bài tiết mồ hôi. Do đó những người bị mắc bệnh tăng tiết mồ hôi thường hay có xúc cảm mạnh, kèm theo cảm giác hồi hộp, lo âu khi đứng trước một công việc hệ trọng như: thi cử, phỏng vấn, gặp gỡ, hay mặc cảm cá nhân và đặc biệt rất ngại giao tiếp

Theo đông y, chứng mồ hôi chảy ra đầm đìa thuộc chứng bệnh hãn. Mồ hôi chảy ra vào ban ngày gọi là tự hãn, mồ hôi ra vào ban đêm gọi là đạo hãn. Nguyên nhân là do dương khí hư, làm cho chất dịch trong cơ thể (mồ hôi) xuất tiết ra ngoài mà không ngăn lại được, bệnh lâu ngày dẫn đến âm hư, tân dịch hao tổn.

Mồ hôi nhiều ở trẻ em

Bệnh tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt…người bệnh như: luôn cảm thấy mệt mỏi, khát do cơ thể bị mất nước, cảm giác hồi hộp, lo âu, gây mất vệ sinh cá nhân, đây là môi trường cho một số loại vi khuẩn có hại hoạt động gây nên các biến chứng như viêm da, bong da…bên cạnh đó hằng ngày bệnh nhân phải đối mặt với những khó khăn trong thao tác công việc, chơi thể thao, điều khiển ô tô, xe máy, ngại không dám bắt tay hạn chế giao tiếp xã hội … do hai bàn tay luôn trơn, ướt và lạnh.

Khi bị bệnh tăng tiết mồ hôi một lời khuyên hữu ích đối với các bệnh nhân là cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tăng cường giao tiếp, xóa bỏ những mặc cảm cá nhân. Ngoài ra vệ sinh cá nhân thường xuyên, mặc quần áo thoáng rộng, uống nhiều nước, ăn một số thực phẩm có lợi như: gạo nếp, bí đao, đậu đen…kết hợp với một số phương pháp như: ngâm chân trong nước muối nóng, day bấm huyệt, châm cứu….

Lưu ý: N

hững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay