5 cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả

5 cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả

06-01-2022

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột mắc phải ở nhiều người. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Cùng tìm hiểu 5 cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích an toàn và hiệu quả ngay tại nhà dưới đây.

Các cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích 

Nếu bạn muốn tránh khỏi nguy cơ gây bệnh, hãy áp dụng một số cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích sau:

Ăn uống đảm bảo vệ sinh 

Ăn uống đảm bảo vệ sinh bằng cách chọn thực phẩm sạch, an toàn. Ngoài ra, hãy nhớ luôn ăn chín, uống sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa. 

Những loại thực phẩm tái sống như thịt tái, gỏi, sushi, rau sống,… nên hạn chế trong khẩu phần ăn vì chứa nhiều vi khuẩn có hại. Có nguy cơ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tiêu chảy liên tục.

Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Những bài tập thể dục có cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...giúp giải phóng các myokine bảo vệ có vai trò thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp chống viêm đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. 

Tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần 

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân. Phát hiện các yếu tố gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tái phát.

phòng ngừa hội chứng ruột kích thích Vận động giúp máu lưu thông dễ dàng, kích thích co thắt bình thường ở đường ruột

Chế độ ăn uống hợp lý 

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích. Bạn nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm nhuận tràng giúp ngăn ngừa táo bón và chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Ngoài ra, hãy duy trì các thói quen tốt như ăn đúng bữa, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước mỗi ngày, ăn chậm nhai kỹ,…Điều này giúp xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng miễn dịch.

Tránh căng thẳng kéo dài 

Hội chứng ruột kích thích thường hay gặp ở những đối tượng bị stress, căng thẳng kéo dài trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, sắp xếp công việc hiệu quả để đối phó với tình trạng căng thẳng kéo dài.

Cách điều trị hội chứng ruột kích thích 

Để điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích, người bệnh hãy lưu ý một số vấn đề sau:

Thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Bạn cần phối hợp nhịp nhàng giữa các biện pháp như xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giảm bớt căng thẳng,... Cụ thể như sau:

  • Ăn uống lành mạnh 

Hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bằng cách:

- Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng.

- Tiêu thụ từ 21 – 38g chất xơ mỗi ngày.

- Chia thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng.

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Tránh ăn thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng, kích thích hệ tiêu hóa.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng 

Bạn có thể lựa chọn các hình thức vận động đơn giản và phù hợp với thể lực như tập thể dục, ngồi thiền, yoga, đạp xe đạp, đi bộ,… 

  • Suy nghĩ tích cực, hạn chế stress 

Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh làm việc quá sức, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài.

phòng ngừa hội chứng ruột kích thích Thư giãn để hạn chế căng thẳng, stress là một cách giúp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích đơn giản

Các mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng thảo dược tự nhiên đơn giản, dễ làm, nguyên liệu dễ tìm nhưng lại đem đến nhiều tác dụng không ngờ tới. Để đạt được kết quả cao, bạn cần kiên trì áp dụng đều đặn trong một thời gian.

  • Củ nghệ

Lượng curcumin dồi dào trong củ nghệ có chức năng sát khuẩn và chống viêm, là vị thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Cách thực hiện: 

- Củ nghệ rửa sạch và cạo vỏ.

- Xay nhuyễn củ nghệ rồi chắt lấy nước cốt, pha với 3 thìa mật ong.

- Chia hỗn hợp thành 2 lần, uống trước mỗi bữa ăn.

  • Hoa chuối

Hoa chuối không chỉ là nguyên liệu chế biến ra những món ăn thơm ngon mà còn có tác dụng chống oxy hóa và nhiễm trùng, cải thiện các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Cách thực hiện:

- Hoa chuối rửa sạch rồi thái lát mỏng.

- Cho hoa chuối vô nồi đun với nước khoảng 20 phút.

- Lọc hỗn hợp lấy nước uống mỗi ngày.

Ngoài ra, hoa chuối sau khi rửa sạch có thể dùng chế biến các món nộm dễ ăn và là vị thuốc tốt cho hội chứng ruột kích thích.

phòng ngừa hội chứng ruột kích thích Hoa chuối chứa lượng chất xơ dồi dào giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích
  • Lá lốt và củ riềng

Lá lốt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng như đi ngoài, buồn nôn, đau bụng,…rõ rệt. Củ riềng có vị cay, tính ấm được sử dụng để trị các vấn đề bất thường của hệ tiêu hóa. Sự kết hợp giữa lá lốt và củ riềng là cách điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Rửa sạch lá lốt và củ riềng rồi thái nhỏ.

- Cho vào ấm đun với nước, sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp.

- Uống sau mỗi bữa ăn, mỗi lần uống một ly nhỏ.

  • Massage bụng 

Massage bụng thường xuyên sẽ làm dịu các cơn đau do co thắt đại tràng, điều hòa nhu động ruột, cải thiện chứng đầy hơi và táo bón cực kỳ hiệu quả. 

Cách thực hiện: Dùng bàn tay ấn và xoa đều quanh rốn rồi mở rộng dần ra xung quanh trong khoảng 2 - 3 phút để đào thải khí thừa ra ngoài cơ thể. Massage bụng cũng là cách giúp cơ thể bạn thư giãn hiệu quả sau một ngày làm việc căng thẳng.

phòng ngừa hội chứng ruột kích thích Cải thiện hội chứng ruột kích thích bằng cách massage bụng nhẹ nhàng

Lưu ý khi lên thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích 

Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc điều trị. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích, hãy chú ý một số vấn đề sau:

  • Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? 

Bổ sung những nhóm thực phẩm hữu ích dưới đây sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu:

- Rau xanh: Cung cấp nhiều chất xơ và vitamin cho cơ thể, dễ hấp thu và không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Nên chế biến rau xanh bằng cách luộc, hấp hoặc nấu canh để giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và tránh dầu mỡ.

- Ngũ cốc nguyên cám: Có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và ruột. Đồng thời các loại ngũ cốc nguyên cám còn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.

- Thực phẩm giàu omega 3: Có trong các thực phẩm như bơ, cá hồi, dầu oliu,...giúp chống viêm, kích thích quá trình hồi phục niêm mạc đường ruột, bảo vệ cơ quan tiêu hóa. 

- Thực phẩm ít béo: Trứng, tôm, thịt nạc...là những thực phẩm ít béo dễ tiêu, không gây áp lực cho các cơ quan tiêu hóa, đảm bảo cân bằng dưỡng chất.

- Uống đủ nước: Bổ sung từ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa, hỗ trợ tế bào thải độc. Uống các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây, nước canh,...là

cách điều trị hội chứng kích thích

hiệu quả.

  • Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì? 

Tình trạng bệnh có thể xấu hơn nếu người bệnh thường xuyên dung nạp các loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm tái sống: Các đồ ăn sống tái như gỏi, tiết canh, rau sống,…tồn tại nhiều vi khuẩn có hại. Khiến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thêm nặng nề.

- Thực phẩm chiên rán: Hàm lượng chất béo cao gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy hãy hạn chế tiêu thụ các sản phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên, xào.

- Thực phẩm gây khó tiêu: Các loại đồ ăn như sữa, bánh kẹo, đồ muối chua cay,… có nguy cơ làm tăng chứng đầy hơi và táo bón cao.

- Thực phẩm cứng: Gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa vì cần nhiều thời gian để xử lý, làm các tổn thương sẵn có ở đường ruột thêm trầm trọng.

- Đồ uống có cồn và chất kích thích: Các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước có gas,… sẽ làm tăng cơn co thắt ở ruột, gây tổn thương niêm mạc đường ruột.

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và từng được tu nghiệp chuyên sâu tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cũng sẽ tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay