Nấc - khi nào là nguy hiểm?

Nấc - khi nào là nguy hiểm?

15-11-2013
Sống khỏe

Nấc là những cơn co thắt lặp đi lặp lại, không kiểm soát được của cơ hoành, cơ hoành co thắt theo nhịp gây ra tiếng nấc.

Nguyên nhân gây nấc

Nấc do bệnh lý tiêu hóa - gan mật

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc nhưng gặp nhiều nhất là nguyên nhân do bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá như viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày - tá tràng (viêm hang vị, viêm bờ cong lớn hoặc nhỏ); loét môn vị, loét tiền môn vị, loét bờ cong (lớn, nhỏ), loét tâm vị hoặc ung thư dạ dày... 

  • Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích. 

  • Bệnh về đường dẫn mật như viêm đường dẫn mật (viêm túi mật, sỏi túi mật) hoặc viêm tụy tạng, ung thư tụy tạng cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc. 

Bị stress, tổn thương hệ thần kinh

Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp bị stress, hysteria, do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não (do vi khuẩn hoặc do virus) hoặc chấn thương sọ não với bất kỳ lý do gì. 

nấc

Nấc sau phẫu thuật

Nấc cũng có thể xuất hiện ở một số người bệnh sau khi phẫu thuật ổ bụng như phẫu thuật dạ dày- tá tràng, gan mật, tụy tạng...

Sử dụng dược phẩm hoặc hóa chất độc

Trong một số trường hợp người bệnh cũng có thể bị nấc do sử dụng một số dược phẩm hoặc hóa chất độc như thuốc thuộc nhóm corticosteroid, thuốc an thần gây ngủ benzodiazepin hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson. 

Sử dụng thuốc

Các nhà khoa học cũng nhận thấy có một số thuốc kháng sinh khi dùng có thể gây nên nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid (erythromycin, roxithromycin...) hoặc nhóm kháng sinh fluoroquinolon (ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin, norfloxacin...).

Vì vậy khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào đó mà gây nấc thì cần ngừng ngay và nếu ngừng sử dụng thuốc đó mà hết nấc thì chứng tỏ nấc do thuốc gây ra. Sau khi ngừng dùng thuốc cần báo cho bác sĩ điều trị biết để được thay thế thuốc khác thích hợp hơn. 

Điều trị ung thư

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng nấc trong một số trường hợp phải dùng hóa chất để điều trị ung thư, trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ được chỉ định sử dụng một số thuốc nhằm điều trị tình trạng nấc.

Ngoài ra, nhiều trường hợp người bệnh bị nấc nhưng không xác định được nguyên nhân, do đó rất khó khăn trong công tác điều trị, khi đó bác sĩ sẽ phải điều trị thăm dò từ đơn giản đến nâng cao để tìm ra phương án điều trị hiệu quả nhất dành cho người bệnh.

Phân loại tình trạng nấc

Người ta phân chia nấc thành nấc cấp tính và nấc mạn tính.

  • Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn (khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp).

  • Nấc mạn tính là những trường hợp nấc liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nấc kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng, gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. 

Bên cạnh đó, đối với một số người bệnh sau phẫu thuật vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, mà bị nấc sẽ khiến cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo do khi lên cơn nấc làm co kéo các cơ thành bụng. 

nấc 

Khi bị nấc hãy uống từng ngụm nước nhỏ

Biến chứng của nấc cụt mãn tính

Nấc cụt nhiều lần trong ngày, kéo dài có thể gây khó chịu thậm chí có hại cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, nấc cụt mãn tính sẽ có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:

  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm, nếu kéo dài có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ
  • Kiệt sức, mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí trầm cảm
  • Chán ăn, khó ăn, khó nuốt, suy dinh dưỡng
  • Giảm cân, mất nước và mất cân bằng điện giải
  • Đối với các trường hợp phẫu thuật điều trị bệnh lý thực quản và dạ dày, nấc cụt có thể khiến vết thương khó lành, thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu sau phẫu thuật
  • Trong một số trường hợp có thể xảy ra biến chứng như rối loạn nhịp tim và trào ngược dạ dày – thực quản(GERD).

Triệu chứng nấc cụt khi nào thì nguy hiểm

Đa số các trường hợp nấc cụt sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn và không cần cấp cứu y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc gây bất tiện nhiều đến thói quen ăn uống, và sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra cách điều trị nấc cụt phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị nấc cụt đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa: đau bụng, sốt cao, khó thở, buồn nôn, nôn ói, ho ra máu hoặc tắc nghẽn đường thở... thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Ngoài ra, nếu tình trạng nấc cụt kèm theo các dấu hiệu liên quan thần kinh như: nhức đầu, suy nhược, tê và mất thăng bằng,… người bệnh cũng cần đi khám ngay để có thể được điều trị sớm

Phương pháp chẩn đoán nào để tìm nguyên nhân gây nấc cụt

Thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây nấc cụt phụ thuộc vào thời gian triệu chứng kéo dài. Nấc cụt cấp tính có thể kéo dài dưới 48 giờ, thường là tình trạng lành tính và có thể tự hết mà không cần điều trị. Đối với tình trạng nấc mãn tính, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, hỏi tình trạng bệnh, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như: 

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, sự nhiễm trùng, bệnh thận, kiểm tra chức năng gan
  • Đo nồng độ pH thực quản: xác định nguyên nhân gây nấc cụt đến từ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Nội soi ống tiêu hóa trên bao gồm nội soi thực quản và nội soi dạ dày để kiểm tra các vấn đề bất thường trong ống tiêu hóa trên như ung thư thực quản
  • Nội soi phế quản cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh liên quan đến phổi hoặc khí quản
  • X-quang ngực, phổi: xác định một số bệnh lý như viêm phổi, phù thũng, thoát vị hoành, bệnh hạch hoặc bệnh động mạch chủ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) lồng ngực hoặc bụng: xác định được ung thư, chứng phình động mạch, áp xe hoặc thoát vị.
  • Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim.

Điều trị khi nấc như thế nào?

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm chết người nhưng làm cho người bệnh rất khó chịu và gây nhiều phiền phức. Vì vậy khi bị nấc nghi liên quan đến bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. 

Nếu nấc có nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc không gặp nhiều khó khăn nhưng một khi không xác định được nguyên nhân (nấc không rõ nguyên nhân) thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn.

Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hóa thì nên điều trị dứt điểm bởi vì các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày - tá tràng gây kích thích cơ hoành nhiều nhất. Tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc.

Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh (mát), uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. 

Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc... Về Đông y thì châm huyệt cũng có thể đưa lại hiệu quả. 

Thuốc Tây y cũng có nhiều phác đồ điều trị có hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) cũng như nhiều tương tác với thuốc khác hoặc chống chỉ định. Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sĩ. 

Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác không đưa lại kết quả trong khi bệnh có chiều hướng tăng lên cả cường độ cả về tần suất xuất hiện và kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Ợ hơi nấc cụt kéo dài – Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm Nguyên nhân và cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt Chứng nấc ở người cao tuổi

Nấc cụt cần thăm khám và điều trị ở đâu?

Việc xác định được nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài, đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp người bệnh chấm dứt sự bất tiện do nấc cụt gây ra. 

Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, sẽ giúp xác định nguyên nhân gây nấc cụt và điều trị hiệu quả với:

  • Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
  • Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến từ Nhật Bản giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
  • Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
  • Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.

nac Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám các bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật hàng đầu tại Hà Nội với uy tín hơn 20 năm

Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:

  • BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • BVĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Email: trungtamtieuhoa@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay