Chuột rút tay chân có phải là biểu hiện của bệnh đáng lo ngại?

Chuột rút tay chân có phải là biểu hiện của bệnh đáng lo ngại?

27-02-2020
Sống khỏe

Chuột rút là một dấu hiệu bình thường do các cơ bắp bị co rút đột ngột dẫn đến căng cứng và không thể vận động đồng thời gây nên cảm giác đau đớn rất khó chịu. Tuy nhiên đây lại không phải là dấu hiệu của bệnh tật gì quá nghiêm trọng.

 Nguyên nhân gây ra chuột rút

– Mất nước: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà bất kể ai cũng mắc phải. Lý do là vận động cường độ cao trong thời gian dài hoặc do chế độ ăn uống quá nghèo nước và muối khoáng dẫn đến co rút cơ bắp.

– Nhiệt độ thấp: Đây là cơ chế vật lý của tự nhiên, khi gặp lạnh các bó cơ co rút lại gây nên chuột rút, vì vậy hãy luôn giữ ấm cơ thể nhất là vào mùa lạnh. Bạn nên lưu ý cả khi điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, không nên để mức nhiệt quá thấp gây hại cho cơ thể.

– Thiếu chất và lười vận động: Khác với việc vận động quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi mất nước gây ra chuột rút ở trên, chuột rút do cơ bắp không được rèn luyện thường xuyên và ăn uống không điều độ sẽ kéo dài với tần suất dày hơn cả.

Chuột rút

Cách xử lý khi bị chuột rút

Đầu tiên khi bị chuột rút ta bắt buộc phải dừng vận động, thả lỏng cơ thể đặc biệt là vùng đang co cứng. Xoa bóp nhẹ nhàng làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng túi chườm hay dầu nóng để giúp kích thích hoạt động máu, giãn nở cơ bắp).

- Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nhẹ nhàng duỗi thẳng, kéo ngược bàn chân về phía đầu gối để kéo dãn bó cơ ở bắp chân.

- Nếu chuột rút ở phần bắp đùi, bắt buộc cần có người khác hỗ trợ nâng  cao chân duỗi thẳng đồng thời dồn lực nén xuống nhẹ nhàng ở đầu gối.

- Nếu chuột rút ngang sườn chúng ta hít thở nhẹ nhàng, sâu và thư giãn cho các bó cơ hoành giãn ra trước khi tiến hành xoa bóp quanh vùng lồng ngực.

Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước hoa quả giàu vitamin C…cũng là những giải pháp có thể áp dụng để làm giảm cơn đau cũng như phòng tránh chuột rút.

cách xử lý khi bị chuột rút

Phòng tránh chuột rút kéo dài và liên tục

- Luôn bổ sung đầy đủ lượng nước và dưỡng chất cần thiết để cơ thể không đói nước và suy giảm sức khoẻ.

- Chăm chỉ luyện tập, vận động nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi làm việc nặng

- Quan tâm đến chế độ ăn uống cân bằng đủ chất, tránh sử dụng các thực phẩm độc hại, các chất kích thích…

- Hãy luôn nhớ rằng một cơ thể khoẻ mạnh từ bên trong sẽ đẩy lùi mọi nguy cơ gây bệnh không đáng có.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay