Trẻ chậm phát triển có các dấu hiệu như thế nào?

Trẻ chậm phát triển có các dấu hiệu như thế nào?

21-12-2023
Sống khỏe

Trẻ chậm phát triển bị giới hạn chức năng não bộ gây ảnh hưởng về mọi mặt trong tương lai. Khi trưởng thành, trẻ vẫn sở hữu tư duy non nớt, khó hòa nhập cộng đồng và cần được người khác chăm sóc.

Trẻ chậm phát triển là gì?

Trẻ chậm phát triển thường bị tụt lại đằng sau so với các bạn cùng tuổi. Đây là tình trạng phổ biến. Các lĩnh vực mà trẻ phát triển chậm hơn có thể là: tinh thần, thể chất hoặc cảm xúc. Với tình trạng này, phương án điều trị bệnh từ sớm là cách tốt nhất giúp trẻ sớm bắt kịp với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Trẻ chậm phát triển ở các lĩnh vực như sau:

  • Ngôn ngữ, lời nói
  • Thị lực, tầm nhìn
  • Kỹ năng vận động
  • Kỹ năng xã hội – tình cảm
  • Kỹ năng tư duy – nhận thức

Đôi khi, một số trẻ chậm phát triển ở hai hoặc nhiều lĩnh vực kể trên. Sự kết hợp này được gọi là chậm phát triển toàn diện (GDD). Những trường hợp này chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 0 – 5 tuổi với các dấu hiệu chậm phát triển từ 6 tháng trở lên.

Tuy nhiên, trẻ chậm phát triển không có nghĩa là trẻ bị khuyết tật phát triển. Bởi vì các khuyết tật phát triển có thể kéo dài suốt đời (bại não, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ).

Trẻ chậm phát triển do nguyên nhân nào?

Trẻ sẽ học dần các kỹ năng theo các tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, trẻ chậm phát triển lại đạt được các mốc phát triển này muộn hơn nhiều. Các nguyên nhân tác động đến tốc độ phát triển kỹ năng của trẻ là:

  • Sinh non
  • Suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị thiếu oxi trong lúc được sinh ra
  • Do các rối loạn di truyền như: hội chứng Down, chứng loạn dưỡng cơ
  • Ảnh hưởng từ thính giác kém và thị lực kém
  • Hoạt động thể chất nhiều hoặc không hoạt động thể chất
  • Người mẹ sử dụng rượu, chất kích thích khi mang bầu

 

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển – không thể không kể đến hội chứng Down

Dấu hiệu khi trẻ bị chậm phát triển

Chậm phát triển ngôn ngữ

 Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ – là dạng phát triển phổ biến nhất. Các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Khoảng 3 – 4 tháng tuổi: cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu như: trẻ không có phản ứng với tiếng ồn lớn, hoặc không cố gắng bắt chước âm thanh (dù vẫn bập bẹ nói),…
  • Từ 7 tháng tuổi trở đi: trẻ không phản hồi với âm thanh.
  • Sau 1 tuổi: trẻ không thể nói ra các từ đơn hoặc không hiểu được nghĩa của các từ “không”, “tạm biệt”,…
  • Sau 2 tuổi: trẻ hay nhại lại lời nói của người lớn hoặc không thể nói được 2 từ liền mạch, có nghĩa. Hoặc trong trường hợp trẻ không thể dùng lời nói để truyền đạt lại nội dung, thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin, khó tiếp thu bài học gây ảnh hưởng tới việc học.

Chậm phát triển thị lực

Tầm nhìn của trẻ sơ sinh thường mờ đục cho đến khi được 6 tháng tuổi. Sau cột mốc đó, trẻ có thể cải thiện được thị lực, bằng cách phối hợp 2 mắt với nhau. Những trẻ có các vấn đề thị lực sẽ khiến cho mắt mờ đục và không phối hợp được với nhau.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ chậm phát triển thị lực là:

  • Sau 3 tháng tuổi: mắt trẻ kém linh hoạt với các vật thể chuyển động, không nhận biết được bàn tay, mắt di chuyển bất thường ở 1 hoặc cả 2 mắt (mắt lác),…
  • Sau 6 tháng tuổi: Thường có 1 hoặc cả 2 mắt hướng ra ngoài hoặc vào trong. Trẻ chảy nước mắt liên tục, không phản ứng với các vật ở cách 30 cm – 180 cm bằng hai mắt.

Đó là các dấu hiệu mà phụ huynh nên theo dõi và đi khám cùng bác sĩ nhãn khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Chậm phát triển kỹ năng vận động

Kỹ năng vận động bao gồm: vận động thô (bò, đi lại) và vận động tinh (chỉ hướng bằng tay, cầm thìa,..). Bằng một lí do nào đó, trẻ chậm phát triển kỹ năng này và không thể thực hiện theo mốc thời gian quy định.

Các dấu hiệu cảnh báo điều này là:

  • Trẻ được 3 – 4 tháng tuổi: khó cầm nắm, không thể đưa đồ vật lên miệng, không đạp lại khi chân được đặt trên mặt phẳng vững.
  • Trẻ được 7 tháng tuổi: tiêu biểu với tình trạng cơ căng, cứng hoặc mềm oặt. Trẻ không thể cúi đầu khi được kéo ngồi dậy. Trẻ không vận động linh hoạt các hành động: đưa đồ vật vào mồm, lấy đồ vật, không tự ngồi dậy được.
  • Sau 1 tuổi: trẻ không bò, không thể tự đứng nếu không được người lớn giúp đỡ.
  • Trước 1,5 tuổi: trẻ không tự đi bộ được.
  • Sau 2 tuổi: trẻ đi nhón chân hoặc không thể đi bằng cả bàn chân, không thể đẩy xe đồ chơi.

Trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động khi so với các mốc của lứa tuổi

Chậm phát triển về cảm xúc

Trẻ chậm phát triển cảm xúc là khi trẻ không có những tương tác với những người thân quen.Tình trạng này khiến trẻ không thể biểu lộ cảm xúc, thể hiện bản thân và không thể tiếp thu bài học.

Những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng chậm phát triển cảm xúc là:

  • Sau 3 tháng tuổi: ít cười, không cười với mọi người, không sợ hãi, không có cảm xúc với những gương mặt xa lạ.
  • Trẻ 7 tháng tuổi: trẻ từ chối âu yếm, có các hành động thân mật với những người thân thiết. Trẻ hiếm khi phản ứng lại khi được trêu đùa (trò chơi ú òa, làm mặt xấu,…).
  • Trẻ trên 1 tuổi: Trẻ ít chia sẻ, ít trao đổi âm thanh, nét mặt hoặc nụ cười với mọi người. Trẻ không sử dụng cử chỉ tay: chỉ tay, vẫy tay,…

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị khỏi đối với những trẻ chậm phát triển cảm xúc. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị từ sớm có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ.

Chậm phát triển nhận thức ở trẻ

Trẻ chậm phát triển về nhận thức, suy nghĩ do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là do di truyền từ cha mẹ.

Với những nguyên nhân nằm ngoài lí do di truyền, cha mẹ nên nhận biết bệnh qua các dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhận thức:

  • Trẻ 1 tuổi trở đi: trẻ không bắt được đồ vật đã được ném lên, không vẫy tay, không hiểu được nội dung trong sách,…
  • Trẻ 2 tuổi trở đi: trẻ không hiểu biết về tác dụng của các đồ vật quen thuộc, không hiểu được các hướng dẫn cơ bản từ cha mẹ, không bắt chước/ nhại lại lời nói hay hành động của người khác,…

Phát hiện sớm nguy cơ giúp trẻ chậm phát triển có điều kiện phục hồi tốt hơn

Trẻ chậm phát triển gây nhiều ảnh hưởng tới học tập, cuộc sống, sinh hoạt. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi những bất thường để có phương án điều trị thích hợp.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay