Rối loạn cảm xúc: Dấu hiệu, cách điều trị

Rối loạn cảm xúc: Dấu hiệu, cách điều trị

18-12-2023
Sống khỏe

Rối loạn cảm xúc là bệnh gì?

Các cảm xúc vui, buồn, lo lắng, lo sợ, tức giận,…. là những trạng thái tâm lý bình thường của mỗi người. Đây là một trạng thái sinh học đến từ hệ thần kinh gắn liền với nhau: cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng hành vi,…

Rối loạn cảm xúc xảy đến khi các cảm xúc này lấn át các cảm xúc khác, hoặc chúng kéo dài dai dẳng. Điều này phát triển thành bệnh rối loạn cảm xúc.

Bệnh lý tâm thần này khiến người bệnh suy giảm chức năng ứng phó bình thường, khiến nảy sinh các cảm xúc cường điệu, không bình thường khác. Từ đó, người bệnh hay bị gặp hiểu lầm, khó duy trì các mối quan hệ hoặc gặp suy nhược mãn tính. Ngoài ra, tâm trạng và thể chất cũng bị ảnh hưởng, tạo thành một vấn đề đáng nghiêm trọng.

 

Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh có các biểu hiện cảm xúc không giống với bình thường

Phân loại các rối loạn cảm xúc

Bệnh rối loạn cảm xúc được chia làm làm 2 dạng:

  • Trầm cảm: trạng thái tâm lý đặc trưng với cảm xúc buồn bã, khí sắc trầm buồn, hành vi tiêu cực.
  • Rối loạn lo âu: trạng thái lo lắng, lo âu, khó chịu bị cường điệu hóa. Điều này làm người bệnh lo lắng nhiều điều, dù là những điều đơn giản.

Các rối loạn trầm cảm

Các rối loạn trầm cảm có thể gây ảnh hưởng tới mọi mặt trong cuộc sống: nếp sinh hoạt, suy nghĩ, trí nhớ. Người bệnh nên tới chẩn đoán khi các triệu chứng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần trở đi.

  • Rối loạn khí sắc: người bệnh có thời gian buồn chán hoặc vui vẻ (hoặc cả hai) dài hơn mức bình thường. Đây là một dạng trầm cảm nhẹ, nhưng có thể kéo dài và xảy đến liên tục.
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD): xảy đến theo sự thay đổi về các mùa. Người bệnh có thể trải qua tâm trạng buồn bã từ mùa thu, sang hết mùa đông. Tuy nhiên, vẫn có những người bị rối loạn cảm xúc vào mùa hè.
  • Trầm cảm sau sinh: các thay đổi về thể chất, nội tiết tố, cảm xúc,… khiến cho người mẹ rơi vào trạng thái trầm buồn, suy nghĩ bi quan.
  • Rối loạn lưỡng cực: sự thay đổi bất thường giữa tâm trạng giữa tâm lý vui vẻ phấn khích và tâm lý buồn rầu ủ dột. Người bệnh có thể trải qua trạng thái hưng cảm và trầm cảm theo chu kỳ và khó điều khiển tâm trạng.
  • Bệnh trầm cảm: xảy ra ở tất cả độ tuổi: trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi,... Người bệnh có khí sắc trầm buồn, chán nản, bất an và không có khát vọng sống.

Các rối loạn lo âu

  • Rối loạn hoảng sợ: đặc trưng bởi các cơn hoảng loạn thường xuyên và khó lường. Các cơn hoảng loạn có thể đi kèm với các triệu chứng thực thể như khó thở, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi.
  • Rối loạn lo âu xã hội hay ám ảnh sợ xã hội: là nỗi sợ hãi mạnh mẽ về tương tác xã hội và các sự kiện dẫn đến việc tương tác đó. Tình trạng này xảy đến nhiều ở lứa tuổi thiếu niên.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): thường xuyên cảm thấy lo lắng và bất an, bất kể những sự kiện nào đang diễn ra trong cuộc sống. Triệu chứng tiêu biểu là: suy nghĩ quá nhiều, khó đưa ra quyết định, cảm giác khó chịu dai dẳng và khó tập trung.
  • Rối loạn lo âu chia ly (SAD): là nỗi sợ hãi và hoảng loạn tột độ khi bị tách khỏi một cá nhân mà người bệnh gắn bó chặt chẽ. Người lớn cũng có thể có nỗi sợ bị xa cách qua đêm, hoặc lo lắng về sự an toàn của một người nào đó.

 

Rối loạn cảm xúc do lo âu cũng khiến người bệnh bồn chồn, bất an và làm giảm chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc

Hiện nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng nào chỉ ra về nguyên nhân của rối loạn cảm xúc. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng và tăng tỉ lệ mắc bệnh như: di truyền, chịu nhiều căng thẳng, chịu tác động từ gia đình, yếu tố bên ngoài.

  • Ảnh hưởng từ thời thơ ấu: những kí ức đau thương/ đáng nhớ khi còn bé có thể tạo thành ám ảnh, khởi phát thành bệnh.
  • Không được chăm sóc đầy đủ: trẻ em khi thiếu sự quan tâm, thiếu các yếu tố cần thiết về thể chất, giáo dục, xã hội đều có thể ảnh hưởng tới tâm lý.
  • Chấn thương sọ não: các ngoại lực tác động đến não có thể gây rối loạn chức năng não.
  • Sai lệch trong dẫn truyền thần kinh: các tổn thương ở hệ thống dẫn truyền thần kinh khiến chức năng bộc lộ cảm xúc bị rối loạn.
  • Gặp ảnh hưởng sau sang chấn: khi nhìn thấy / chứng kiến các hành động gây chấn động hoặc sang chấn cũng là nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc.

Việc xác định nguyên nhân rối loạn cảm xúc góp phần quan trọng giúp đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Do vậy, nếu có bất kỳ ký ức/ vấn đề gây ám ảnh nào đó, cũng cần chia sẻ rõ ràng với bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để biết được nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc

Biểu hiện rối loạn cảm xúc

Các dạng rối loạn cảm xúc sẽ khiến người bệnh có các triệu chứng khác nhau.

  • Dạng trầm cảm: cảm thấy chán nản, khí sắc trầm buồn, suy nghĩ chậm chạp, tự ti. Người bệnh cũng thay đổi trong cách sinh hoạt như ăn uống nhiều hơn – ít hơn, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn.
  • Dạng lo âu: người bệnh lo lắng, bồn chồn nhiều hơn, tim đập nhanh, đứng ngồi không yên,… Các triệu chứng rõ hơn khi bệnh trở nặng: có các cơn bồn chồn, khó thở, run tay chân, thở gấp,…

Cách điều trị rối loạn cảm xúc

Việc điều trị rối loạn cảm xúc còn phụ thuộc nhiều vào chẩn đoán về tình trạng , triệu chứng với bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được điều trị kết hợp giữa thuốc và trị liệu tâm lý.

Điều trị bằng thuốc

Để ổn định tình trạng, một số loại thuốc có thể được kê cho bệnh nhân. Các loại thuốc này chủ yếu để điều trị triệu chứng và thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

  • Thuốc chống trầm cảm: giúp giảm bớt các triệu chứng khi phát bệnh rối loạn cảm xúc. Loại thuốc này giúp ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRI).
  • Thuốc chống loạn thần: sử dụng loại thuốc chống loạn thần không điển hình để kiểm soát triệu chứng mất ngủ, lo lắng,…
  • Thuốc ổn định tâm trạng: giúp điều chỉnh sự thay đổi của tâm trạng, giảm các hoạt động bất thường của não.

Tuân theo các chỉ định của bác sĩ giúp cải thiện tốt các triệu chứng của rối loạn cảm xúc

Trị liệu tâm lý

Phương pháp điều trị này bao gồm nhiều kỹ thuật giúp người bệnh thay đổi cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Từ đó, người bệnh rối loạn cảm xúc có thể trở về trạng thái tâm lý bình thường.

  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): người bệnh học cách quản lý cảm xúc và tình trạng sức khỏe.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): hướng dẫn cách đối phó với căng thẳng, cách điều chỉnh cảm xúc, các cải thiện các mối quan hệ.
  • Liệu pháp tâm động học: người bệnh có thể đối mặt và giải phóng cảm xúc khi trị liệu bằng phương pháp này.

Người bệnh rối loạn cảm xúc cần được điều trị từ sớm. Việc này có ý nghĩa lớn giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay