3 bài tập chống gù lưng hiệu quả tại nhà

3 bài tập chống gù lưng hiệu quả tại nhà

23-12-2024
Chấn thương chỉnh hình

Các bài tập chống gù lưng mang lại hiệu quả rõ rệt bằng cách tác động trực tiếp lên cột sống, giúp cải thiện tư thế và giảm đau lưng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, quá trình tập luyện cần có cường độ phù hợp và thực hiện đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của chuyên gia, nhằm tránh những chấn thương không mong muốn.

Gù lưng là gì?

Gù lưng là tình trạng cột sống bị cong nhiều hơn mức bình thường, khiến phần lưng trên của cơ thể nhô ra phía sau rõ rệt. Tình trạng này không chỉ làm thay đổi dáng đứng, dáng đi của người bệnh mà còn tạo nên ngoại hình khom lưng, còng lưng, làm mất đi dáng thẳng tự nhiên của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người tìm đến các bài tập chống gù, giúp tăng cường cơ bắp và hỗ trợ duy trì tư thế đúng.

Ở người bị gù lưng, phần cong bất thường của cột sống khiến họ khó duy trì tư thế thẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Khi gù lưng tiến triển nặng, người bệnh thường gặp phải cảm giác khó chịu, đau mỏi vùng lưng trên. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc hô hấp, đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị và luyện tập như các bài tập chống gù để giảm thiểu tác động tiêu cực.

bài tập chống gù

Gù lưng là tình trạng cột sống bị cong nhiều hơn mức bình thường, phần lưng trên của cơ thể nhô ra phía sau rõ rệt

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người lớn tuổi. Gù lưng không chỉ là biểu hiện của tư thế sai lệch mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở cột sống như thoái hóa, vẹo cột sống, hẹp ống sống…, cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây gù lưng

Gù lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thói quen sinh hoạt và các vấn đề liên quan đến cột sống, như:

Dị tật bẩm sinh và yếu tố di truyền

Trong một số trường hợp, gù lưng có thể xuất hiện do di truyền từ bố mẹ. Ngoài ra, các bất thường về cột sống khi còn trong bụng mẹ, chẳng hạn như dị tật nứt cột sống, cũng là nguyên nhân khiến cấu trúc cột sống bị cong.

Thói quen sinh hoạt không đúng cách

Tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chính khiến bệnh gù lưng tiến triển nhanh. Trẻ em thường xuyên ngồi học cúi gằm hoặc ngồi không đúng cách trong thời gian dài rất dễ bị ảnh hưởng đến cột sống. Bên cạnh đó, những người thường mang vác vật nặng, người thừa cân, ít vận động hoặc có dáng đi đứng không chuẩn cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

Các bệnh lý liên quan đến cột sống

Một số bệnh lý có thể làm suy yếu cột sống, dẫn đến gù lưng, bao gồm:

- Loãng xương: Khi mật độ xương giảm mạnh, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy, xương đốt sống yếu, cấu trúc cột sống không còn vững chắc, dẫn đến tình trạng cong vẹo và gù lưng, đặc biệt ở người lớn tuổi.

- Thoái hóa đĩa đệm hoặc chấn thương đốt sống lưng: Khi đĩa đệm bị bào mòn hoặc đốt sống chịu tổn thương, khả năng nâng đỡ, giảm xóc của cột sống suy giảm. Điều này khiến các đốt sống dễ bị lệch, mất cân bằng và lâu dần dẫn đến tình trạng gù lưng.

- Bệnh Scheuermann: Đây là một dạng gây rối loạn phát triển cột sống phổ biến ở tuổi dậy thì.

- Các bệnh lý khác: Lao cột sống, viêm khớp, nhiễm trùng cột sống hoặc khối u xuất hiện ở vùng cột sống cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến gù lưng.

Các bài tập chống gù lưng

Để cải thiện tình trạng gù lưng và giúp cột sống trở lại đường cong tự nhiên, việc thực hiện các bài tập đơn giản nhưng hiệu quả là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Dưới đây là 3 bài tập chống gù tiêu biểu:

Bài tập 1: Giúp làm thư giãn cơ vùng vai, lưng trên; đồng thời làm căng các cơ vùng ngực.

- Bước 1: Ngồi khoanh chân trên mặt sàn, lưng thẳng.

- Bước 2: Dơ ngang cánh tay, hai bàn tay chạm gáy.

- Bước 3: Từ từ đưa 2 khuỷu tay song song trước mặt rồi đưa ra sau hết tầm, giữ nguyên tư thế 5 - 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

bài tập chống gù

 Bài tập giúp thư giãn cơ vùng vai, lưng trên; đồng thời làm căng các cơ vùng ngực

Bài tập 2: Giúp làm căng cơ vùng hông, cánh tay, thả lỏng cơ vai… giúp cột sống dần dần trở lại đường cong sinh lý ban đầu.

- Bước 1: Ngồi khoanh chân trên mặt sàn, lưng thẳng.

- Bước 2: Đan 2 tay ra sau gáy, từ từ đưa tay sang bên phải sao cho khuỷu tay chạm sát đầu, giữ nguyên tư thế 5 - 10 giây rồi đổi sang bên còn lại.

- Lưu ý: Trong quá trình tập cổ và lưng luôn luôn phải thẳng.

bài tập chống gù

 Bài tập giúp cột sống dần dần trở lại đường cong sinh lý ban đầu

Bài tập 3: Giúp tăng sức mạnh cơ vùng ngực, đồng thời giãn các cơ vai, lưng.

- Bước 1: Ngồi khoanh chân trên mặt sàn, lưng thẳng.

- Bước 2: Hai tay vuông góc ôm lấy 2 khuỷu tay.

- Bước 3: Từ từ đưa tay ra sau hết tầm, ưỡn ngực, giữ nguyên tư thế 5 - 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

- Lưu ý: Trong quá trình tập, tay không được chạm vào đỉnh đầu.

bài tập chống gù

 Bài tập giúp tăng sức mạnh cơ vùng ngực, đồng thời giãn các cơ vai, lưng

Để các bài tập chống gù lưng hiệu quả, người bệnh cần:

  • Tập thói quen giữ lưng thẳng khi làm việc, ngồi hoặc sinh hoạt hàng ngày.
  • Có thể sử dụng thêm đai hỗ trợ để cải thiện tình trạng gù lưng.
  • Lựa chọn ghế ngồi hoặc ghế làm việc có tựa lưng, giúp nghỉ ngơi và thư giãn lưng khi cảm thấy mỏi.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng, tránh làm tổn thương thêm cho cột sống.
  • Bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi, để tăng cường sức khỏe cho xương.
  • Nếu đã áp dụng các bài tập trong một thời gian mà không thấy cải thiện, nên đến bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Gù lưng có thể phòng ngừa với các bài tập tại nhà, kết hợp điều chỉnh dáng đứng, dáng ngồi sao cho thẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với những bài tập này. Nếu có các dấu hiệu của bệnh gù lưng hoặc thấy lưng mình có biểu hiện bất thường thì người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Quý khách có nhu cầu nhận tư vấn và thăm khám bệnh lý gù lưng tại BVĐK Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ ngay qua hotline 0911858622 để được hỗ trợ chi tiết!

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc    

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay