Phòng tránh thoát vị đĩa đệm và các tư thế vận động đúng

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm và các tư thế vận động đúng

13-08-2022

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên cột sống gây cảm giác khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần làm gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm

Thực tế cho thấy, thoát vị đĩa đệm không còn là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nữa mà người trung niên, hay thậm chí là người trẻ tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Các nhóm đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao bao gồm:

- Người cao tuổi đang trong quá trình thoái hóa tự nhiên, xương cột sống và đĩa đệm bị suy giảm chức năng, không thể tự sản sinh ra các chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp.

- Người làm việc văn phòng thường ngồi lâu liên tục (6 - 8 tiếng/ngày) hoặc ngồi sai tư thế, gây áp lực lên đĩa đệm.

- Người có công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều như: lễ tân, tài xế, thợ may…

- Nhóm người lao động tay chân, làm việc vất vả, thường xuyên phải bê vác vật nặng trên vai hoặc xách vật nặng không đúng tư thế.

- Người thừa cân, béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa

- Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, ít uống nước, hay bị stress cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Theo thống kê, đa số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường. 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách thì chỉ cần áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ như uống thuốc, tập luyện, thay đổi thói quen sống,... tỷ lệ thành công có thể lên tới 95%. Ngược lại, nếu bệnh đã ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm cấp và có xu hướng gia tăng thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị quyết định trực tiếp đến tình trạng bệnh.

Chính vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, góp phần giảm mức độ nguy hiểm tối đa.

9 cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Mặc dù bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:

- Đối với những người cao tuổi: thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để tăng sức đề kháng cho xương khớp.

- Tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp với cơ thể như các bài tập: thái cực quyền, đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng, cân đối với vóc dáng.

- Ngồi làm việc đúng tư thế: thẳng lưng, giữ khoảng cách với máy tính, không cúi cổ quá thấp. Sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc thì phải đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi lì 1 chỗ.

- Tránh mang vác, nâng vật quá sức. Khi bê đồ vật cần đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung canxi, vitamin D và các loại rau xanh nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

- Hạn chế hút thuốc, sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn vì đây cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm

- Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa các loại bệnh.

phòng tránh thoát vị đĩa đệm Không mang vác vật nặng sai tư thế

Các tư thế vận động đúng để phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Vận động đúng các tư thế là cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.

Đứng

Cần phải đứng thẳng, cân xứng trọng lượng cơ thể đều lên hai chân, không ưỡn cong lưng, giữ độ cong tự nhiên của cột sống. 

Không nên đứng nhiều khi mang giày cao gót vì điều này cũng làm tăng áp lực lên đĩa đệm.

Ngồi

Nên ngồi thẳng lưng trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt vuông góc với sàn nhà, có thể tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều vào mông và hai chân. Bạn cũng có thể kê một tấm đệm lót mỏng vùng thắt lưng để giữ cho lưng đỡ mỏi và duy trì đường cong ở trạng thái bình thường.

Nâng đồ vật lên

Khi muốn nâng đồ vật từ dưới đất lên cần chú ý đến tư thế, cụ thể:

  • Hai chân cách nhau một khoảng rộng đủ để trụ vững.
  • Ngồi xổm và nâng đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
  • Khi nâng đồ vật lên cần giữ cột sống thẳng, không vặn vẹo lưng.
  • Độ cong của thắt lưng phải được duy trì bình thường.
phòng tránh thoát vị đĩa đệm Nâng đồ vật đúng tư thế.

Mang đồ vật đi

Khi đã nâng đồ vật lên như đã hướng dẫn ở trên và bạn muốn mang vật đó đi chỗ khác, cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống. Trong đó cần chú ý:

  • Ôm chắc vật bằng hai tay.
  • Giữ vật đó sát bụng, ở mức ngang ngực với thắt lưng.
  • Giữ cột sống thẳng, thắt lưng ở độ ưỡn bình thường

Lấy đồ vật trên cao

Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao từ trên vai trở lên thì cần chú ý:

  • Nếu đồ vật ở cao quá, bạn nên bắc ghế hoặc thang để đứng lên.
  • Không cố với đồ bằng cách kiễng chân lên.
  • Sắp xếp đồ dùng xung quanh hợp lý, khoa học để có thể lấy đồ ở tư thế thoải mái nhất.

Kéo hoặc đẩy đồ vật đi

Nên đẩy đồ vật hơn là kéo, nhất là những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cần lưu ý:

  • Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng đủ để tạo chân trụ vững chắc.
  • Hơi gập 2 gối
  • Kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi bằng sức của cánh tay và chân. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
  • Giữ độ cong của thắt lưng ở mức bình thường.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm mà Hồng Ngọc chia sẻ. Hi vọng rằng sẽ hữu ích với bạn!

Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức vùng cột sống, hạn chế vận động,... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Cơ xương khớp với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị thoát vị đĩa đệm uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ. Tại đây, khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:

- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn: 

+ TS.BS Phạm Văn Cường với hơn 35 năm kinh nghiệm, phẫu thuật thành công nhiều ca thay khớp háng, gối... phức tạp và chấn thương chỉnh hình

+ TS.BS Nguyễn Thị Ngọc có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân. 

Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS – Phan Thị Sinh,...

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất như: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,... cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp... ở giai đoạn khởi phát.

- Ngoài ra, khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Đối với những ca bệnh cần phẫu thuật, khoa còn phối hợp với các bác sĩ Ngoại khoa giúp thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thành công.

Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:

- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay