Cảnh báo nguyên nhân sỏi thận đến từ 4 thói quen hằng ngày

Cảnh báo nguyên nhân sỏi thận đến từ 4 thói quen hằng ngày

11-12-2024
Ngoại khoa

Sỏi thận là một trong những bệnh lý phổ biến nhất của hệ tiết niệu, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận diện rõ nguyên nhân sỏi thận là bước đầu để phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.

Sỏi thận - căn bệnh tiết niệu phổ biến

Sỏi thận là tình trạng các khoáng chất dư thừa tích tụ, kết dính với nhau tạo thành những khối rắn (viên sỏi) bên trong thận, gây ra những đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh  nếu không được điều trị kịp thời. 

Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu tại Việt Nam chiếm từ 2-12% dân số, trong đó sỏi thận chiếm khoảng 40%, đưa nước ta vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới.

Sỏi thận gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh 

Nguyên nhân sỏi thận đến từ thói quen hằng ngày

Tùy thuộc vào từng loại sỏi mà nguyên nhân sỏi thận có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thói quen hằng ngày đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành sỏi thận.

Uống không đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan và loại bỏ các chất cặn bã qua đường tiết niệu. Thống kê chỉ ra rằng người uống ít hơn 1,5 lít nước mỗi ngày có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn đáng kể. 

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, nước tiểu trở nên đậm đặc, làm tăng nồng độ các chất như canxi, oxalate và axit uric, dẫn đến hình thành sỏi thận. Uống đủ nước mỗi ngày  sẽ giúp quá trình lọc của thận diễn ra tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất khoáng tại thận dẫn đến sỏi.

Ngoài ra, môi trường nóng bức hoặc công việc nặng nhọc cũng làm tăng nguy cơ mất nước, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành sỏi.

Nguyên nhân sỏi thận thường gặp là uống không đủ nước 

Chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn mặn được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam thường thiên về mặn, với nước mắm và muối là hai thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.  Việc tiêu thụ nhiều muối (NaCl) sẽ làm tăng quá trình đào thải natri qua thận, kéo theo sự gia tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Khi lượng canxi trong nước tiểu tích tụ đủ lớn có thể kết tinh và hình thành sỏi canxi. Đây là loại sỏi phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp sỏi thận.

Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate như cải bó xôi, socola, trà và các loại hạt chứa hàm lượng oxalate cao, dễ kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo thành sỏi canxi oxalate.

Bên cạnh đó, chế độ ăn dư thừa đạm cũng là một trong những tác nhân gây nên sỏi thận. Các thực phẩm như thịt đỏ, trứng và cá có chứa nhiều purin có khả năng chuyển hóa  thành axit uric trong nước tiểu. Nếu lượng axit uric trong nước tiểu quá cao sẽ dễ hình thành sỏi axit uric - loại sỏi phổ biến ở nam giới.

Thói quen nhịn tiểu

Đây là thói quen không hiếm gặp, đặc biệt với những người làm công việc văn phòng. Thói quen nhịn tiểu thường xuyên có thể gây ra bất thường trong hoạt động của bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá sức. Tình trạng này dễ dẫn đến mất cân bằng và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Bên cạnh đó, nhịn tiểu cũng là thủ phạm gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, suy thận,..

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự ý mua và lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tích tụ các chất không hòa tan trong thận, dẫn đến hình thành sỏi. 

Các nhóm kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin được ván tràn lan là những loại có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt ở những người có bệnh nền hoặc chức năng thận suy giảm. 

Nếu có các triệu chứng của sỏi thận và cần tư vấn, vui lòng gọi đến hotline 0912.022.131 hoặc để tại thông tin TẠI ĐÂY để được tư vấn điều trị đúng cách.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận 

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả, các tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh và thói quen sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn sự tích tụ của các khoáng chất trong thận.

  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít) giúp duy trì nước tiểu loãng và hạn chế lắng đọng cặn bã gây nên sỏi thận.
  • Trong chế độ ăn uống, nên giảm lượng muối tiêu thụ dưới 5g/ngày, hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu oxalate (ví dụ như: cải bó xôi, socola…) đồng thời giảm đạm động vật để giảm lượng canxi và axit uric trong nước tiểu. 
  • Hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. 
  • Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên và kiểm soát cân nặng hợp lý giúp góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi và cải thiện chức năng bài tiết của  thận. 
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị sỏi thận hiệu quả

Việc điều trị sỏi thận phụ thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của sỏi. 

Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ nhưng không thể tự đào thải qua đường tiểu và chưa gây biến chứng, người bệnh được tư vấn điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ lên phác đồ phối hợp các loại thuốc kháng viêm, thuốc sát khuẩn đường tiết niệu để hỗ trợ quá trình đào thải sỏi hiệu quả hơn.

Khi sỏi có kích thước lớn hoặc đã gây tắc nghẽn đường tiết niệu cần can thiệp bằng các phương pháp y khoa hiện đại. Một số kỹ thuật hiện đại và phổ biến bao gồm:

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL): Phương pháp này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ. Các mảnh này sẽ tự đào thải qua đường tiểu, bệnh nhân không cần chịu phẫu thuật xâm lấn, không cần đặt sonde tiểu sau khi tán sỏi.

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Là phương pháp đưa ống nội soi qua đường niệu đạo, bàng quang và niệu quản để tiếp cận viên sỏi. Sau khi đã xác định được vị trí của viên sỏi, bác sĩ sử dụng laser để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó hút toàn bộ mảnh vụn ra ngoài.

Tán sỏi ngược dòng cho bệnh nhân có sỏi kẹt niệu quản đã gây giãn đài bể thận

Tán sỏi qua da (PCNL): Thông qua một đường rạch nhỏ chỉ khoảng 3mm từ hông lưng, bác sĩ đưa dụng cụ nội soi cùng tia laser vào tiếp cận chính xác đến vị trí sỏi, phá vỡ sỏi và đưa những mảnh vụn ra ngoài. Phương pháp được đánh giá cao bởi sự hiệu quả trong điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản ½ trên và là lựa chọn tối ưu thay thế mổ mở.

Tán sỏi laser qua da đem lại hiệu quả cao với trường hợp sỏi thận nằm ở vị trí khó

Mổ mở: Trong trường hợp sỏi quá lớn hoặc không thể xử lý bằng các phương pháp tán sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mổ mở để lấy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay rất ít khi được chỉ định do gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Để điều trị hiệu quả sỏi thận, cách tốt nhất là mỗi người nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường liên quan đến hệ tiết niệu như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu ra máu,… để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sở hữu những trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán sớm tình trạng sỏi tiết niệu.

  • Hệ thống chẩn đoán hình ảnh từ Abbott (Mỹ): Phát hiện sỏi, dị dạng đường tiết niệu, khối u bất thường từ giai đoạn sớm nhất, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

  • Máy siêu âm GE HealthCare Voluson: Cung cấp hình ảnh sắc nét về vị trí và kích thước sỏi ở mọi vị trí.

  • Xét nghiệm và định danh vi khuẩn: Chỉ điềm màm bệnh gây viêm nhiễm đường tiết niệu và đánh giá mức độ nhạy cảm của vu khuẩn với các kháng sinh điều trị, cá thể hóa phác đồ.

Đặc biệt, bệnh viện làm chủ các phương pháp tán sỏi hiện đại được áp dụng với hệ thống thiết bị nhập khẩu đồng bộ, đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân  trong quá trình điều trị:

  • Máy tán sỏi ngoài cơ thể HD ESWL: Cơ chế phát sóng xung kích (ngoài cơ thể) để làm vỡ sỏi tiết niệu, dựa vào định vị vị trí sỏi bằng X quang và siêu âm.
  • Máy tán sỏi Sphinx JR 100W: Công suất phát xung lớn, chế độ tán từng mảnh nhanh, đào thải sỏi ra ngoài dễ dàng.
  • Laser Holmium: Công suất cao 100W, tán vụn các viên sỏi kích thước lớn, sỏi cứng chỉ trong 30 phút.
  • Hệ thống phòng mổ tiêu chuẩn quốc tế HBN: Trang bị hệ thống khí tươi, khử khuẩn 24/7, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, an toàn trong phẫu thuật.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay