Câu hỏi:
Cháu năm nay 20 tuổi, hai tháng nay thi thoảng cháu lại bị đi ngoài phân có dính máu tươi. Phần hậu môn có lòi một cục nhỏ bằng hạt lạc. Có phải cháu bị trĩ không? Làm gì để khỏi bệnh? (Hoàng Thanh Dung - Hải Phòng)
Trả lời:
Theo thư cháu mô tả thì rất có thể cháu bị trĩ. Đây là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ.
Ban đầu nhẹ bệnh nhân chỉ thấy sau khi đi đại tiện nhìn vào giấy chùi có thấy dính chút máu, thỏi phân rắn. Về sau, tình trạng nặng, táo bón kéo dài thì máu chảy thành giọt hay thành tia ra bồn cầu.
Nếu trĩ mà chảy máu nhiều, bệnh nhân sẽ thiếu máu, da xanh xao, có thể ngất và rất khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi búi trĩ bị sa nhẹ thì sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ tự tụt vào nhưng nếu sa nhiều thì phải dùng tay ấn mới vào được.
Nguyên nhân chủ yếu gây trĩ là bị táo bón lâu dài, tiêu chảy, phụ nữ có bầu, người nghiện rượu. Để phòng tránh trĩ, cháu nên thường xuyên ăn rau xanh, có nhiều chất xơ, ăn các thức ăn nhuận tràng, mát. Tránh làm việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Cháu năm nay 20 tuổi, hai tháng nay thi thoảng cháu lại bị đi ngoài phân có dính máu tươi. Phần hậu môn có lòi một cục nhỏ bằng hạt lạc. Có phải cháu bị trĩ không? Làm gì để khỏi bệnh? (Hoàng Thanh Dung - Hải Phòng)
Trả lời:
Theo thư cháu mô tả thì rất có thể cháu bị trĩ. Đây là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ.
Ban đầu nhẹ bệnh nhân chỉ thấy sau khi đi đại tiện nhìn vào giấy chùi có thấy dính chút máu, thỏi phân rắn. Về sau, tình trạng nặng, táo bón kéo dài thì máu chảy thành giọt hay thành tia ra bồn cầu.
Nếu trĩ mà chảy máu nhiều, bệnh nhân sẽ thiếu máu, da xanh xao, có thể ngất và rất khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi búi trĩ bị sa nhẹ thì sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ tự tụt vào nhưng nếu sa nhiều thì phải dùng tay ấn mới vào được.
Nguyên nhân chủ yếu gây trĩ là bị táo bón lâu dài, tiêu chảy, phụ nữ có bầu, người nghiện rượu. Để phòng tránh trĩ, cháu nên thường xuyên ăn rau xanh, có nhiều chất xơ, ăn các thức ăn nhuận tràng, mát. Tránh làm việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/