Uốn ván: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Uốn ván: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

30-01-2021

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp có tính nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Ai cũng có nguy cơ mắc uốn ván nên cần tìm hiểu về căn bệnh này để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả nếu gặp phải.

Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao do độc tốc mạnh của trực khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn này có tên gọi là Clostridium tetani. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein mạnh là tetanospasmin do trực khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, dãn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.

uon-van Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostridium tetanus gây nên

Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván là rất cao, 25 – 90%, nhất là uốn ván ở trẻ sơ sinh, con số này lên tới 95%. Bệnh phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước, ai cũng có thể mắc và có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, nhất là khi không tham gia chương trình Tiêm chủng mở rộng thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao.

Con đường lây truyền bệnh uốn ván

Thông thường các nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương, các vết rách, vết bỏng, do nhiễm bẩn hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Những cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván. Hoặc cả những trường hợp hoại tử bị nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh này.

Với trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh khiến cho nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Những trường hợp này thường gặp ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, trong trường hợp đẻ rơi, đẻ rớt không kịp tới bệnh viện hoặc do chăm sóc trẻ sau sinh không đảm bảo.

Tuy nguy hiểm và dễ mắc nhưng thật may vì uốn ván không lây trường từ người sang người.

Nguyên nhân gây uốn ván

Nguyên nhân trực tiếp gây uốn vàn là sự xâm nhập của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thông qua các vết thương, vết trầy xước… Trực khuẩn này thường có trong đất cát, phân gia cầm, phân trâu bò, dụng cũ phẫu thuật không được khử khuẩn kỹ… Chúng xâm nhập vào các vết thương, phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây nên bệnh uốn ván rất nguy hiểm.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván

Ai cũng có nguy cơ bị uốn ván nhưng những đối tượng dưới đây dễ mắc hơn cả vì tiếp xúc thường xuyên với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:

  • Người làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

  • Người làm vườn.

  • Công nhân xây dựng.

  • Người dọn vệ sinh.

  • Bộ đội, thanh niên xung phong.

uon-van Cứng cơ hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh uốn ván

Biểu hiện bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván không biểu hiện ngay mà thời gian ủ bệnh khá lâu. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện khác nhau, giúp người bệnh có thể nắm bắt được tình trạng bệnh lý của mình.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này được tính từ lúc có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, có thể từ 3 – 21 ngày, với biểu hiện đầu tiên là cứng hàm. Có khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong 3 ngày từ khi bị thương, 10% trong 14 ngày. Trung bình thì bị thương 7 ngày sẽ có triệu chứng đầu. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Thời kỳ khởi phát

Giai đoạn này tính từ khi có biểu hiện đầu tiên là cứng hàm cho đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc có cơn co thắt hầu họng, thanh quản. Thời gian xuất hiện những biểu hiện này thường từ 1 – 7 ngày, nếu thởi gian khởi phát càng ngắn, dưới 48h thì bệnh càng nặng.

Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: mỏi hàm, khói nuốt, khó nhai, khó há miệng. Sau đó, sự co cứng này còn lan ra các cơ quan khác như co cơ mặt khiến nếp nhăn trán rõ hơn, hai chân mày cau lại; co cứng cơ gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần; co cứng cơ lưng; co cứng cơ bụng sờ vào có thể thấy rõ; co cứng cơ chi trên khiến tay luôn ở tư thế gập…

Những cơn co cứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó vận động. Ngoài ra, còn một vài biểu hiện khác nữa là sốt cao, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh…

Thời kỳ toàn phát

Đây là giai đoạn nặng của bệnh với nhiều triệu chứng rõ ràng, được tính từ khi có cơn co giật toàn thân, co thắt hầu họng, thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu lui bệnh. Thường thì giai đoạn này kéo dài 1 – 3 tuần với các biểu hiện như co cứng toàn thân, khó thở, tím tái, co cắt cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện…

Những trường hợp nặng còn bị rối loạn thần kinh thực vật với những biểu hiện như da xanh tái, sốt cao 39 – 40 độ hoặc hơn, đờm dãi tiết nhiều, vã mồ hôi, tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim hoặc có thể ngừng tim.

uon-van Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất

Thời kỳ lui bệnh

Lúc này, các cơn co giật cũng như những biệu hiện khác đã bắt đầu thưa dần, nhẹ hơn, miệng đã có thể há rộng, phản xạ nuốt trở lại. Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Biện pháp phòng ngừa uốn ván

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, lại rất dễ nhiễm nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.

Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Có nhiều loại vắc xin cho từng đối tượng, cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ai cũng có thể và nên tiêm để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay