Hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai

23-03-2020

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu. Nó khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Hội chứng này có tỷ lệ 1/3 (cứ 3 người lớn thì có 1 người mắc phải), đặc biệt với phụ nữ mang thai thì lại dễ dàng mắc bệnh hơn.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích

(IBS - Irritable Bowel Syndrome) - một rối loạn phổ biến lâu dài hoặc tái phát của chức năng đường tiêu hóa (GI) ảnh hưởng đến 10 đến 15% dân số - Hội chứng này được đặc trưng bởi đau bụng, khó chịu, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

IBS thường xảy ra sau một giai đoạn viêm dạ dày – ruột, dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng thần kinh,... Hội chứng IBS không đe dọa tới tính mạng nhưng gây nên nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh đi kèm việc điều trị tốn kém trong khi kết quả khá hạn chế. Đặc biệt, hội chứng ruột kích thích khi mang thai gặp ở khá nhiều mẹ bầu.

hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Không phải ai mang thai cũng gặp phải tình trạng trên, tuy nhiên trong khi một số người xem IBS là khái niệm xa lạ, thì số khác lại quá khổ sở với những triệu chứng không hề mong đợi như: táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa…

Thực chất khi mang thai, hormone progesterone tăng lên, nhu động ruột yếu đi khiến cho dạ dày co thắt và sẽ phát ra những âm thanh lạ.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng là nguyên nhân gây táo bón thai kỳ bao gồm:

- Tác dụng phụ của viên sắt mà thai phụ bổ sung trong thai kỳ.

- Thiếu tập thể dục khi mang thai

- Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột.

- Áp lực vật lý của thai nhi lên hệ thống ruột.

IBS ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới mà nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của nội tiết tố cũng như sự khác biệt trong hệ thống tiêu hóa. Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng các triệu chứng của họ sẽ tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy tăng lên.

Cũng trong thời kỳ thai nghén, các axit trong dạ dày làm nhiệm vụ kém đi nên chứng khó tiêu là hiện tượng cực kỳ phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Có khá nhiều thai phụ bị triệu chứng ruột kích thích khi mang thai kéo dài suốt cả 3 kỳ tam cá nguyệt.

hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai gây ra một số triệu chứng điển hình như sau:

- Ở ba tháng đầu thai kỳ bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng khiến thai phụ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi thực hiện các động tác như đi bộ hoặc cúi người.

- Đau quặn bụng cả ngày lẫn đêm.

- Đầy bụng xì hơi, tiêu chảy nhiều lần.

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Mệt mỏi, thiếu sức sống.

- Táo bón kéo dài.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng hội chứng ruột kích thích làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, thai phụ nên cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu sinh non có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Đầy bụng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí an toàn

Đau bụng khi mang thai: Cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan

Ợ hơi buồn nôn khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Giải pháp cho hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Để giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai, mỗi mẹ bầu cần điều chỉnh lối sống hằng ngày. Cụ thể:

- Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ chất xơ trong chế độ ăn uống, tốt nhất là nên dùng nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc trong toàn bộ bữa ăn. Sử dụng khoảng 20 -30g chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày.

- Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

- Dùng một ít gừng pha vào một cốc nước nóng có thể giúp chống buồn nôn và ấm bụng hơn.

- Nếu phải sử dụng thuốc trị tiêu chảy chứa chất imodium trong khi mang thai thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Hạn chế sử dụng bạc hà trong thai kỳ vì nó có thể làm tăng chứng ợ nóng.

- Uống nước ấm trước bữa ăn sáng giúp tráng và kích thích ruột.

- Cố gắng cắt giảm các loại thực phẩm béo, cà phê và rượu vì chúng làm tăng triệu chứng IBS

- Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng cắt giảm hoặc bỏ thuốc lá (nhớ rằng hút thuốc trong thai kỳ cũng rất có hại cho em bé).

- Tập thể dục. Điều này giúp cải thiện việc tiêu hóa của bạn và hoạt động của ruột. Tìm đọc các bài thể dục được gợi ý dành riêng cho phụ nữ trong thời gian mang thai.

- Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh giàu chất sắt tự nhiên thay vì dùng viên sắt.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc thảo dược giúp cải thiện triệu chứng IBS có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng đường ăn kiêng thay vì đường cát thường.

- Bổ sung men tiêu hóa như sữa chua và các chế phẩm từ sữa.

- Trong mọi trường hợp, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thức ăn, thuốc uống để điều trị IBS.

Trên đây là những thông tin cần thiết về hội chứng ruột kích thích khi mang thai. Mẹ bầu hãy tham khảo để phòng ngừa, điều trị hiệu quả giúp mang đến một thai kỳ khỏe mạnh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay