điều cần biết về bệnh tắc nghẽn động mạch

điều cần biết về bệnh tắc nghẽn động mạch

27-02-2020

Bệnh tắc nghẽn động mạch là tình trạng tích tụ cholesterol trong thành mạch máu. Đây là căn bệnh rất phổ biến về tim mạch, có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, tiền sử gia đình, chế độ ăn và một số thói quen khác. Bệnh tắc nghẽn động mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau dựa trên vị trí động mạch bị tắc nghẽn.

Bệnh tắc nghẽn động mạch là gì?

Động mạch là các mạch máu chạy từ não đến các đầu ngón chân, có chức năng vận chuyển lượng máu chứa ô-xy đến tim và đi khắp cơ thể.

Tình trạng tắc nghẽn động mạch xuất hiện khi xuất hiện các mảng bám tích tụ ở bên trong thành động mạch. Các mảng bám này được hình thành từ một số chất lưu thông trong máu gồm chất béo, cholesterol, chất thải của các tế bào, can-xi và fibrin (một chất có liên quan đến vấn đề đông máu).

Theo đó, những mảng bám này sẽ làm hẹp hoặc làm tắc nghẽn các động mạch, khiến cho quá trình lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể gặp khó khăn. Những vị trí thường gây tắc nghẽn phổ biến nhất của động mạch là ở tim, não, cánh tay và chân, thận, khung xương chậu và vùng bụng.

tắc nghẽn động mạch

Triệu chứng của bệnh tắc nghẽn động mạch

Như đã nói ở trên, triệu chứng của bệnh tắc nghẽn động mạch sẽ phụ thuộc vào vị trí của các mảng bám động mạch tích tụ. Dưới đây là một số triệu chứng và tình trạng bệnh lý phổ biến nhất:

– Bệnh động mạch vành: Bệnh lý này xuất hiện khi các mảng bám tích tụ bên trong những động mạch có chức năng vận chuyển máu đến tim, nó có thể dẫn đến các cơn đau tim. Bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau thắt ngực, thở ngắn, chóng mặt, cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn và tim đập nhanh.

– Bệnh động mạch ngoại biên: Xảy ra khi tình trạng tắc nghẽn những động mạch có chức năng vận chuyển máu đến phần chân phía dưới và những khu vực xa nhất của cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau chân, tê cóng ở ngón chân và bàn chân, lạnh chân, chân khó lành khi có vết thương.

– Bệnh động mạch cảnh: Là tình trạng các động mạch có chức năng cung cấp oxy lên não bị tắc nghẽn, dẫn đến các cơn đột quỵ. Những triệu chứng của bệnh động mạch cảnh gồm tê cứng hoặc suy yếu cảm giác ở một bên cơ thể, mất thị lực ở một bên mắt hoặc không có khả năng di chuyển một cánh tay hoặc một chân.

tắc nghẽn động mạch

Phương pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch

Để hạn chế và kiểm soát các mảng bám ở động mạch, cũng như điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch, chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh với những phương pháp cụ thể sau đây:

  • Cắt giảm bớt lượng cholesterol: Bạn cần cắt giảm lượng lượng cholesterol nếu đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn động mạch. Để đảm bảo, chỉ nên bổ sung dưới 200 miligram cholesterol mỗi ngày.

  • Hạ thấp lượng chất béo: Theo Cơ quan Quản lý Dược- Thực phẩm của Hoa Kỳ, không nên nạp quá 10% lượng calo chất béo đã bão hòa trên tổng số lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu đang bị tắc nghẽn động mạch thì con số này không được vượt quá 7%. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa hàm lượng a-xít béo trans và chất béo đã được hy-đrô hóa cao.

tắc nghẽn động mạch
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm cho chứng tắc nghẽn động mạch trở nên trầm trọng hơn bởi sẽ làm gia tăng tình trạng xơ vữa ở các động mạch của tim, chân và động mạch chủ. Vì vậy, nếu đã mắc chứng bệnh này thì bạn cần phải bỏ thuốc lá ngay.

  • Tập thể dục hằng ngày: Đây là một thói quen tốt, giúp cho hệ thống tim và mạch máu được tập luyện, có thể đảo ngược quá trình tắc nghẽn động mạch, làm cho tim khỏe hơn và giúp giảm huyết áp. Vì thế, bạn nên tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần với thời gian khoảng ½ giờ để ngăn ngừa và điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch.

  • Ăn một số loại thực phẩm đặc biệt: Bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm có thể giảm mức cholesterol cũng như làm giảm tình trạng đông máu như tỏi, dâu, táo, hành, rượu vang đỏ, nước ép nho, trà xanh,… Đây đều là những thực phẩm có khả năng hạ mức LDL cholesterol khá hiệu quả.

  • Các hoạt động giúp “giải phóng” stress: Tình trạng căng thẳng sẽ khiến huyết áp tăng cao, là nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch

    . Vì vậy, hãy thư giãn và thả lỏng bằng những bài tập thở sâu, ngồi thiền hay yoga để giải phóng stress khỏi cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đây là việc làm cần thiết giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện những triệu chứng của các căn bệnh và điều trị kịp thời.

Như vậy, chỉ cần xây dựng những thói quen lành mạnh trong lối sống, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch một cách hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay