Bệnh nhiệt miệng - những điều bạn chưa biết

Bệnh nhiệt miệng - những điều bạn chưa biết

15-11-2013
Sống khỏe

Bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người.

Những gì bạn chưa biết về 'nhiệt miệng'?

  • Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.

  • Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

  • Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi.

  • Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.

Nhiệt miệng nên ăn uống gì
  • Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

  • Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài…

  • Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai.

  • Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.

  • Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”.

  • Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.

Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

  • Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

  • Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.

  • Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quy tắc ăn uống Ăn nhiều trái cây, rau xanh để phòng tránh nhiệt miệng
  • Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu.

  • Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

  • Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

  • Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay