Bệnh rối loạn tiền đình: tổng hợp thông tin cần biết

Bệnh rối loạn tiền đình: tổng hợp thông tin cần biết

30-01-2021
Ngoại khoa

Rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến và số người mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng.

Rối loạn tiền đình là gì?

Vị trí của hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, nắm giữ vai trò quan trọng để duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầy và thân mình.

Đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền giữ thăng bằng cho cơ thể là dây thần kinh số 8. Hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Vậy nên tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 là rối loạn tiền đình, bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến sai lệch thông tin dẫn truyền, làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…

Bên cạnh đó, hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ cũng xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu, gây hội chứng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình

Nguyên nhân bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình:

  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai...
  • Chấn thương đầu
  • Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não
  • Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress...)

Theo các nghiên cứu, việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính ảnh hưởng đến vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.

Biểu hiện bệnh rối loạn tiền đình

Biểu hiện thường gặp khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn chức năng tiền đình bao gồm:

  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
  • Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...
  • Rối loạn thính giác như ù tai
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...

Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau tùy vào cá nhân mỗi người. Triệu chứng về thăng bằng càng nặng ở một số trường hợp cao tuổi.

Cuộc sống hằng ngày cũng như học tập của một số người bị rối loạn tiền đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các dấu hiệu giảm khả năng tập trung, giảm chú ý, lo lắng quá mức. Nếu bệnh quá nặng có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện những hoạt động đơn giản, thường xuyên trong hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt, thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

rối loạn tiền đình

Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn tiền đình

  • Tuổi tác: độ tuổi càng tăng thì nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững...) càng cao. Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn, ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.
  • Tiền sử bị chóng mặt: những người đã từng bị chóng mặt trước đây thì sẽ có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

Thực tế rằng rối loạn tiền đình cũng rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên… nguyên nhân chủ yếu do họ ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn tới rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

Phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình

Áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình:

  • Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang ngồi trên xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa
  • Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình do nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng
  • Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn
  • Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn
  • Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não bằng vận động thể dục thể thao
  • Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động

Các biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Bác sĩ có thể khai thác bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng hệ tiền đình và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình.

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm là:

Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)

Là một quy trình bao gồm những xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.

Xét nghiệm xoay vòng

Một phương pháp để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển.

Đo âm ốc tai (OAE)

Cung cấp các thông tin về tế bào lông chuyển động trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai.

MRI (Chụp cộng hưởng từ)

Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác dẫn đến các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.

Rối loạn tiền đình

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với bệnh nhân dựa trên bệnh sử, kết quả lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật:

Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình

Bao gồm các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt để rèn luyện não bộ nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình.

Tập thể dục

Từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt phù hợp nhằm phục hồi chức năng tiền đình. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng, cải thiện lưu thông tuần hào não.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ở một số trường hợp bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine), có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng bằng thay đổi chế độ ăn uống.

Thuốc

Điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc chỉ áp dụng ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục).

Phẫu thuật

Chỉ định áp dụng khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình.

Hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ khi bị rối loạn tiền đình để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/     

   

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay